Giữa thành phố đông đúc, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đối lập: Có cụ ông ngoài 60 tuổi vẫn đạp xe ba gác đi thu mua ve chai, lưng còng, mồ hôi nhễ nhại; nhưng cũng có những cô chú về hưu vui vẻ đi du lịch, sáng khiêu vũ, chiều cà phê đọc sách, ngân hàng gửi tiền không hết. Cùng là một đời người, vì sao có người càng lớn tuổi càng chật vật, có người lại càng ngày càng đủ đầy?

Bài viết này không nói về sự may rủi, mà là một lời gợi mở để ta chiêm nghiệm: Đâu là con đường khiến một người từ khó khăn đi đến an nhàn, từ chật vật đến dư dả. Bởi có những người trẻ từng “ăn gạch” cuộc đời không ít, nhưng nhờ biết tích lũy, biết học hỏi, biết vượt qua, nên càng lớn tuổi, họ càng không thiếu tiền tiêu.

1. Những người trẻ kiên trì làm lụng, từng chút một gây dựng cuộc sống

Họ không ồn ào, cũng chẳng cần tỏ ra nổi bật. Nhưng ở đâu cũng thấy bóng dáng họ – người công nhân ca đêm, người nhân viên văn phòng tăng ca liên tục, người phụ nữ bán hàng xuyên Tết không nghỉ. Những giọt mồ hôi lặng lẽ rơi xuống là từng viên gạch họ tự tay xây cho tương lai của mình.

Dù lương không cao, nhưng họ biết cách tiết kiệm, biết đầu tư an toàn, không chạy theo cám dỗ. Nhờ tích tiểu thành đại, trung niên họ có khoản tiết kiệm kha khá, đủ mở quán nhỏ, mua vài bất động sản giá hợp lý.

Bài học: Không có thành công nào quá đột ngột. Kiên trì làm lụng là nền móng vững chắc để xây tương lai.

2-175333377711183877023.jpg

Ảnh minh họa

2. Người trẻ không ngại học, trung niên chuyển mình bứt phá

Xã hội thay đổi chóng mặt, ai không chịu cập nhật sớm muộn cũng bị bỏ lại. Có những người trẻ làm công việc tay chân như giao hàng, bưng bê, nhưng vẫn tranh thủ học thêm buổi tối, mày mò kỹ năng mới.

Họ biết rằng không thể sống mãi bằng đôi tay, nên dùng não để bứt phá. Khi có cơ hội – chuyển ngành, thi công chức, học nghề mới – họ sẵn sàng nắm bắt.

Bài học: Càng học càng mở lối. Người trẻ chịu khó học hỏi sẽ đến lúc “phất” đúng thời.

3. Người trẻ biết quản lý tài chính, lớn tuổi không lo thiếu tiền

Không phải cứ kiếm được nhiều mới giàu. Có những người lương chỉ trung bình, nhưng biết cách chi tiêu, không tiêu xài hoang phí, đầu tư khôn ngoan – họ chính là những người “giàu ngầm”.

Một người phụ nữ từng làm kế toán với mức lương không cao, nhưng rất kỷ luật: Luôn ghi chép thu chi, trích 20% lương để đầu tư vào quỹ trái phiếu và mua vàng định kỳ. Dần dà, số tiền ấy sinh lời đáng kể.

Giờ đây, dù đã về hưu, cô vẫn sống rất thoải mái nhờ dòng tiền thụ động. Không cần dựa vào con cái, cũng không phải lo toan từng đồng.

Bài học: Tiền không chỉ cần kiếm còn phải biết giữ và làm cho nó sinh sôi.

6-17533337771811938092325.jpg

Ảnh minh họa

4. Người từng trải, biết điều chỉnh tâm lý và xây dựng quan hệ

Không phải ai cũng có một hành trình suôn sẻ. Có người từng phá sản, từng mất việc, từng bị phản bội. Nhưng thay vì than thân trách phận, họ chọn cách điều chỉnh bản thân, thay đổi suy nghĩ, học cách giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt.

Họ không ngại giúp người, không tính toán thiệt hơn, nên đến trung niên, nhân duyên tích tụ đủ, họ nhận lại sự giúp đỡ kịp thời.

Một người đàn ông từng phá sản năm 30 tuổi, mất trắng. Nhưng thay vì bỏ cuộc, anh đi làm lại từ đầu, tích lũy uy tín với khách hàng. Đến tuổi 50, có người mời góp vốn mở công ty tư vấn. Giờ đây, anh là người bạn làm ăn được nhiều người tin cậy.

Bài học: Thái độ tạo nên số phận. Người có tâm – có tầm sớm muộn cũng “lên đời”.

Điểm chung của 4 nhóm người này là: Từng khổ, nhưng khổ có hướng – có tích lũy, có học hỏi, có chiến lược, và có lòng tin vào ngày mai. Không ai giàu nhờ may mắn mãi. Cũng không ai nghèo nếu biết nắm lấy cơ hội.

Nếu bạn đang trong những ngày tháng mệt mỏi, đừng vội tuyệt vọng. Mỗi bước bạn đi hôm nay dù là một lần học thêm, một quyết định tiết kiệm, hay một nỗ lực nhỏ để sửa sai đều đang góp phần đưa bạn đến một tương lai sung túc hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022