Bộ phim điện ảnh Anh hùng bàn phím đưa người xem vào hành trình điều tra nhóm người chuyên làm giả tin tức để hưởng lợi từ sự cả tin của tâm lý đám đông. Chủ đề phim đưa ra gần gũi với mọi người, nhất là giới trẻ - những người sử dụng mạng internet chiếm đa phần thời gian trong ngày, với hầu hết mọi điều liên quan đến cuộc sống như công việc, hẹn hò, ăn uống, đi chơi, giải trí… 

Bộ phim Anh hùng bàn phím được xây dựng theo tiết tấu nhanh, thật - giả lẫn lộn khiến khán giả bất và hồi hộp từ đầu đến cuối phim. Càng về sau tình tiết càng nhiều hơn, đẩy nhanh những cú lật mở ẩn ý ở phần đầu.

15-17137741747791526486449.jpg

Mỗi bình luận, bức ảnh chia sẻ trên mạng đều có thể được dùng với mục đích riêng.

Trong phim, đội quân trực tuyến chuyên thực hiện các phi vụ thao túng tin tức có tên Team Aleph. Đây hoàn toàn không phải là một cái tên được đặt ngẫu nhiên mà mang ý nghĩa sâu sắc, nghĩa là bảo vệ và phát triển phần mềm an ninh mạng. Nhưng Team Aleph hoạt động để kiếm tiền theo mọi nhu cầu của khách hàng dù không đúng mực.

Ban đầu Team Aleph sẽ nhận mục tiêu từ khách hàng, sau đó nghiên cứu bối cảnh và dùng các tài khoản ảo để tạo dư luận trên mạng xã hội nhằm điều hướng dư luận. Từ những đơn hàng nhỏ ban đầu là một thương hiệu không thể quảng cáo theo phương thức truyền thống, rồi đến một bộ phim không tên tuổi,… Mỗi thành viên trong nhóm có một nhiệm vụ theo khả năng của mình, phối hợp với nhau nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cuối cùng. Khách hàng của nhóm ngày càng có thế lực nguy hiểm hơn. Phóng viên Im Sang-jin quyết tâm tìm ra sự thật về những người đã thao túng thông tin khiến những bài báo điều tra kỳ công của mình bị nghi ngờ. Sự xung đột lợi ích của các nhóm đã dần dần phơi bày về công việc nguy hiểm này. 

Bộ phim mang lại thông điệp mỗi người cần tỉnh táo và tạo cho mình bộ lọc thông minh trước những trận chiến tin tức hàng ngày trong thế giới ảo.

16-1713774176075173316729.jpg

Quá trình quay khu vực làm việc của nhóm thao túng tin tức.

Phim được đạo diễn kiêm biên kịch Ahn Guk Jin chuyển thể từ tiểu thuyết ra mắt vào năm 2015 Daetgeulboodae (tên tiếng Anh: The Comments Army) của tác giả Jang Kang-Myeong. Từ vụ khủng hoảng truyền thông có thật tại Hàn Quốc khi Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) sử dụng một "đội quân bình luận" để điều hướng dư luận. Trong phim có nêu một sự kiện có thật diễn ra năm 2016 tại Seoul, Busan và nhiều tỉnh, thành phố khác của Hàn Quốc. Người dân kêu gọi Tổng thống Park Geun Hye phải xin lỗi và từ chức sau khi bị cáo buộc dung túng cho bạn thân can thiệp nội chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022