Đại diện nhà phát hành cho biết tác phẩm được chiếu trở lại từ ngày 31/3 đến ngày 6/4 tại 18 cụm rạp của Galaxy, nhân sự kiện Tuần phim Trịnh Công Sơn. Tác phẩm từng công chiếu giữa tháng 6/2022 trong 5 ngày, sau đó nhà phát hành rút khỏi rạp, chỉ giữ lại bản Em và Trịnh (thời lượng 136 phút).

trailer-chinh-cua-phim-em-va-trinh-1651326324.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=imwVZl5h12mfmt72xXd4Yw
Trailer chính của phim 'Em và Trịnh'

Trailer phim về chuyện tình Trịnh Công Sơn thời trẻ. Video: Galaxy

Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ - mong người hâm mộ hiểu hơn về thời hoa mộng của Trịnh Công Sơn qua góc nhìn điện ảnh. "Tôi tâm đắc cách xây dựng hình tượng lãng mạn của nhạc sĩ trong phim: Yêu hồn nhiên, bản năng và giàu thủy chung", bà nói.

Dự án điện ảnh về Trịnh Công Sơn được đầu tư 50 tỷ đồng, thu về hơn 100 tỷ đồng. Phimbắt đầu với sự kiện Trịnh Công Sơn lần đầu gặp một nữ sinh Nhật cuối thập niên 1980. Theo đuổi luận văn cao học đề tài âm nhạc phản chiến, cô sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc đời và con người nhạc sĩ tài hoa. Từ dòng hồi tưởng của Trịnh Công Sơn, từng lớp ký ức được lần giở, làm sống dậy một thời hoa mộng bên những nàng thơ. Ở hiện tại, ông và Michiko cũng nảy sinh những rung động nhờ mối giao cảm trong âm nhạc.

Bản Trịnh Công Sơn (95 phút) tập trung vào thời trẻ của nhạc sĩ (Avin Lu đóng). Những bóng hồng như Diễm Xưa, Dao Ánh, Thanh Thúy, Khánh Ly trở thành nguồn cảm hứng viết nhạc của ông. Phim tái hiện những năm nhạc sĩ sống trong chiến tranh, vượt khổ đau sáng tác những tình khúc bất hủ.

em-va-trinh-1-jpeg-7873-1680150862.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4QMkXT7UmVEPy8GP0As1vw

Avin Lu - vai Trịnh Công Sơn thời trẻ và Hoàng Hà - vai Dao Ánh trong phim "Trịnh Công Sơn". Ảnh: Huyền Đỗ

Ngoài phần âm nhạc và hình ảnh tạo cảm xúc cho người xem, phim có phần kịch bản rời rạc do ôm đồm tình tiết. Phim cũng gây ồn ào xoay quanh nguyên mẫu các nhân vật. Danh ca Khánh Ly từng cho biết không xem tác phẩm vì không hứng thú với các tình tiết hư cấu về bà và cố nhạc sĩ trong phim. Tháng 9/2022, nhà sản xuất phim phải xin lỗi bà Michiko Yoshii vì khai thác đời tư không xin phép.

Kỷ niệm 22 năm ngày Trịnh Công Sơn mất, gia đình nhạc sĩ ra mắt website 3D, cho phép khán giả tham quan ngôi nhà ông từng sống ở đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TP HCM) theo hình thức trực tuyến. Tuần lễ tranh Trịnh Công Sơn cũng sẽ lần đầu diễn ra tại Thủ Đức từ ngày 9 đến 23/4. Đêm nhạc Trịnh The Legend Concert - với sự tham gia của Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Hà Anh Tuấn và một số thành viên trong gia đình - diễn ra vào ngày 9/4 ở TP HCM.

trinh-cong-son-copy-4362-1680150862.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=E0RQBKCIZafT6a51kASTPQ

Gian phòng tưởng niệm Trịnh Công Sơn tại nhà ông. Ảnh: Gia đình cung cấp

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Nhiều tên tuổi gắn liền nhạc của ông như: Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Quang Dũng, trong đó Khánh Ly là giọng hát biểu tượng.

Mai Nhật

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022