- Ngô Thanh Vân đẹp cuốn hút trong áo dài xưa
- Ngô Thanh Vân: "Thích sống như nữ thần"
- Ngô Thanh Vân: Tại sao lại phải làm remake phim nước ngoài?
- Ngô Thanh Vân - Johnny Trí Nguyễn “tái hợp”
-
Ngô Thanh Vân đẹp cuốn hút trong áo dài xưa
-
Ngô Thanh Vân: "Thích sống như nữ thần"
-
Ngô Thanh Vân đẹp cuốn hút trong áo dài xưa
-
Ngô Thanh Vân: "Thích sống như nữ thần"
-
Ngô Thanh Vân: Tại sao lại phải làm remake phim nước ngoài?
-
Ngô Thanh Vân - Johnny Trí Nguyễn “tái hợp”
Trong buổi giao lưu ra mắt phim "Cô Ba Sài Gòn" chiều 8-11 tại TP HCM, Ngô Thanh Vân kể lại những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án này. Cô cùng ê - kíp tỉ mỉ từng khâu vì lo ngại nếu làm không chuẩn xác sẽ bị khán giả phát hiện và chỉ trích, nhất là những phân đoạn hoài cổ về một Sài Gòn những năm 1960.
Ngô Thanh Vân học để có được động tác cắt may áo dài thành thạo
"Tôi phải đi học từ nhà thiết kế áo dài nổi tiếng như Sĩ Hoàng và một số nhà thiết kế áo dài khác để biết được cách may một chiếc áo dài kiểu cổ điển như thế nào. Trong suốt thời gian học, tôi mới biết may một áo dài đủ chuẩn là khó khăn đến mức nào" - Ngô Thanh Vân thổ lộ. Cô kể cả đoàn chuẩn bị hơn 200 trang phục, con số khổng lồ cho một phim. Nữ chính Lan Ngọc có đến 25 trang phục để mặc và liên tục thay đổi. Đây là phim về thời trang, sự đầu tư này là tất yếu. Ngoài trang phục, cả ê - kíp còn cẩn trọng thiết kế trang sức, phụ kiện sao cho hợp thời, hợp dáng người diễn viên.
Cô chia sẻ nhiều khó khăn để thực hiện dự án phim này
"Tôi và ê - kíp tự hào về phim này, về thông điệp mà nó mang đến. Khán giả sau khi xem sẽ trân trọng hơn chiếc áo dài. Ban đầu, tôi định ra mắt phim vào tháng 8 nhưng đạo diễn Lộc Trần thận trọng muốn quay thêm để có phần mô tả những năm 1960 đẹp hơn nên phải dời lại. Thêm vào đó, tháng 8 có khá nhiều phim trong và ngoài nước, việc dời đến tháng 11 là hợp lý. Tôi mong phim mình ở một nơi mà mọi người chú ý đến, đủ thời gian để ngẫm nghĩ về những giá trị nó mang đến hơn là vội vã xem giải trí rồi thôi" - Ngô Thanh Vân tâm sự.
Cô nói thêm phim làm từ kịch bản gốc khó khăn nhiều so với Việt hóa bởi nhiều điều phải lo, nhất là kịch bản, từng lớp, từng lớp đòi hỏi sự dốc sức của ê - kíp 300 người. Dự án hoàn tất, cô hài lòng về thành quả đạt được dẫu biết để đến ngưỡng hoàn hảo rất khó. Như những dự án khác, "Cô Ba Sài Gòn" sẽ được đưa ra nước ngoài để phục vụ kiều bào.
"Cô Ba Sài Gòn" kể về cô gái trẻ Như Ý, con gái của Thanh Mai, chủ cửa tiệm may Thanh Nữ nổi danh Sài Gòn những năm 1960. Thanh Nữ là một thương hiệu được lưu truyền 9 đời, nghề may áo dài là nghề gia truyền của Như Ý nhưng cô không thích. Cô không yêu quý, thậm chí ghét áo dài bởi nó là nỗi ám ảnh từ bé đến lớn của cô. Như Ý trẻ tuổi, sành điệu, kiêu ngạo và rất "Tây", thích thiết kế Tây phục, mộng ước mở một tiệm riêng, phục vụ sở thích của mình. Cô cãi lời mẹ, nổi giận bất chấp và sự mâu thuẫn này chỉ được tháo gỡ khi bất ngờ vượt thời gian đến năm 2017, chứng kiến những sự cố ở đấy....
Cô Ba Sài Gòn dùng áo dài làm cái cớ để truyền thông điệp cho tuổi trẻ
Phim có kịch bản gãy gọn, ý tưởng tốt, hình ảnh đẹp, dàn diễn viên tròn vai. Lan Ngọc với khả năng diễn xuất của mình, không khó khăn khi thể hiện nhân vật Như Ý. Diễm My 9X cũng thể hiện tốt vai diễn có màu sắc khác so với những phim gần đây trên màn ảnh rộng. Cô chứng tỏ khả năng diễn xuất đa dạng của mình, lột tả hình ảnh nhà thiết kế năng động, tài giỏi. Một điểm khiến phim tạo ấn tượng là phần âm nhạc rất hay, hợp lý, mang đến cảm xúc nhẹ nhàng cho người xem. Phim đề cao nữ quyền, tập trung vào ca ngợi nữ giới, cái đẹp nên "đất" cho phái nam không nhiều.
Biên kịch kiêm đồng đạo diễn phim Kay Nguyễn thổ lộ cô muốn giới thiệu một thể loại phim mới với khán giả Việt. Đó là, dòng phim trưởng thành. Trước nay, chúng ta thường xem nhiều phim kinh dị, phim tình cảm, phim hài, tâm lý... nhưng giờ chúng ta có thêm phim trưởng thành. "Cô Ba Sài Gòn" lấy áo dài làm cái cớ để nói về Như Ý, cô gái trẻ đang trong quá trình loay hoay để trưởng thành.
Dàn diễn viên trong phim
Cô là người kiêu ngạo, tự tin tài năng của mình và háo thắng thể hiện nó. Thanh Mai muốn con mình nối nghiệp gia đình nhưng Như Ý luôn có lý lẽ riêng phản bác lại. Đây cũng là hiện trạng không hiếm của xã hội hiện nay, các gia đình có nghề truyền thống luôn muốn con nối nghiệp nhưng người trẻ lại nghĩ khác. Để rồi, những biến cố xảy ra, Như Ý dần nhận ra được giá trị đích thực của áo dài, nhận ra được cái nghề mà cũng là cái nghiệp của mẹ để chọn lựa khác hơn. Những thông điệp giá trị về tuổi trẻ cũng là kỳ vọng của nhà sản xuất sẽ chạm được đến khán giả trẻ. Thêm vào đó, thế giới thời trang đầy hào nhoáng cũng được phản ánh ấn tượng trong phim.