Trong suốt hàng chục năm qua, không ít các quốc gia trên thế giới, nhất là Nam Mỹ, đã tàn phá những khu rừng nhiệt đới để phục vụ cho ngành công nghiệp khác, bao gồm ngành dầu cọ, khiến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. May mắn là có rất nhiều người trên thế giới này vẫn luôn cố gắng để cứu sống hệ sinh thái quan trọng này, như cặp vợ chồng người Mỹ đã gieo rắc vỏ cam ở khu vực rừng bị tàn phá ở Costa Rica vào cuối những năm 1990. 16 năm sau, kết quả họ thu được khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Vào những năm 1990 ấy, vợ chồng nhà sinh thái học Daniel Janzen và Winnie Hallwachs đến từ Đại học Pennsylvania đã thỏa thuận với một nhà máy sản xuất nước ép cam ở Costa Rica. Cặp đôi đề xuất công ty trao tặng phần đất giáp với Khu bảo tồn Guanacaste cho công viên quốc gia và đổi lại, công ty này được phép đổ tất cả những vỏ cam mà họ bỏ đi ở khu vực bị tàn phá trong công viên mà không phải tiêu tốn một đồng chi phí nào. Đó là một lời đề nghị hấp dẫn và công ty kia không có lý do gì để từ chối.

n6rtqi3tvrdsdjdjwvyeguzyxa-15936163920851410656172.jpg
739-orange-peel-2-15936163920891032598308.jpg
12000-tonne-orange-peel-forest-costa-rica-5cc94d669900c700-15936163920871226775909.jpg

Một năm sau, công ty sản xuất nước ép cam đối thủ đã đệ đơn kiện, yêu cầu công ty hợp tác với vợ chồng Daniel và Winnie ngừng đổ vỏ cam ở cánh đồng. Công ty đi kiện nói rằng vỏ cam đang làm ô uế công viên quốc gia.

Thời điểm đó, công ty bị kiện buộc phải ngừng lại sau khi họ đã huy động 1.000 lượt chở tổng cộng 12 nghìn tấn vỏ cam đến đổ ở khu vực này. Từ dạo ấy, thí nghiệm của cặp vợ chồng nhà sinh thái học kia bị rơi vào quên lãng và không ai đả động đến vùng đất kia trong hơn 10 năm, chẳng ai biết rằng chất thải hữu cơ giàu chất dinh dưỡng từ vỏ cam sẽ gây ra tác động rất lớn đến với độ phì nhiêu của vùng đất này.

Trước khi thí nghiệm kết thúc, cặp vợ chồng Daniel và Winner đã đánh dấu ở khu vực này. 16 năm sau, nhà sinh thái học Timothy Treuer đến từ đại học Princeton đã quyết định ghé sang địa điểm này khi có dịp đến Costa Rica thực hiện các nghiên cứu khác nhưng lại không thể tìm thấy tấm biển đánh dấu của vợ chồng Daniel và Winner nữa. Timothy và đồng đội quyết định lùng sục thật kỹ để đảm bảo rằng họ tìm đến đúng vị trí năm xưa.

apelsinskog3-15936163920901181873405.jpg
vocam-5-1503720583239-15936163920801678949062.jpg

Thực tế là Timothy đã đến đúng chỗ nhưng giờ đây khu vực này đã hoàn toàn "lột xác". Trong suốt 16 năm qua, vỏ cam đã góp phần làm biến đổi diện mạo nơi đây, tạo ra một nền tảng đầy chất dinh dưỡng để sự sống nơi đây có thể được hồi sinh. Cây cối to lớn mọc um tùm với rất nhiều động vật, bao gồm cả chồn, cũng đã chuyển đến đây sinh sống.

afterd0-15936163920881095249882.jpg
orange20peels20arial20shot-1593616528480193386756.jpg

Nhóm của Timothy còn tiến hành so sánh chất lượng vùng đất này với khu vực gần đó không bị phủ bởi hàng nghìn tấn vỏ cam thì phát hiện đất nơi đây chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn và cây cối phát triển tốt hơn. Việc vỏ cam có thể tái tạo được cả một khu vực bị phá hủy chưa từng được các nhà khoa học ngờ tới. Timothy cho rằng hiện tượng này là kết quả của sự kết hợp tiêu diệt cỏ xâm lấn và làm trẻ hóa đất bị suy thoái. 

Mặc dù cơ chế của hiện tượng trên chưa được lý giải rõ ràng nhưng khám phá này của các nhà sinh thái học đã chứng tỏ một việc rất quan trọng: Khu vực rừng bị tàn phá có thể được phục hồi. Điều này đồng nghĩa là con người cần thực hiện nhiều dự án phủ xanh tương tự để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu.

(Nguồn: Newsner, Science Alert)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022