Đường Trường Sơn huyền thoại những năm 1960, dưới những tán cây rừng, những con đường mòn bất tận, cũng là nơi những người con gái mới ở tuổi đôi mươi, mang trên mình những thùng đạn dược, vũ khí, hàng hoá nặng gấp đôi cơ thể, băng rừng, vượt suối để chi viện cho quân đội miền Nam.

anh-chup-man-hinh-2022-08-28-luc-105605-16616683565631601357791.png

(Ảnh chụp từ phim tư liệu)

Ở đó có cô gái Phạm Thị Thao - một thiếu nữ nhỏ bé.

"RA ĐI ĐỂ GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC MÌNH...".

Anh hùng LLVTND Phạm Thị Thao.

anh-chup-man-hinh-2022-08-27-luc-162206-16616708570291083505437-crop-16616708854551480752440.png

Anh hùng LLVTND Phạm Thị Thao trong một tấm ảnh lúc trẻ.

Ở tuổi 14, cô bé Phạm Thị Thao đã viết đơn xin được nhập ngũ. 

"Tôi nhập ngũ lúc đó có 14 tuổi thôi" - Anh hùng Phạm Thị Thao nhớ lại - "Tôi phải khai thêm 4 tuổi nữa để được vào quân ngũ".

"Lúc đó Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng rồi. Hắn sẽ đánh dân mình nên mình ra đi để giải phóng đất nước mình".

Cô gái trẻ tuổi mang trong tim tình yêu đất nước và quyết tâm chiến thắng quân thù đã hăng hái xung phong vào Tổng đội Thanh niên xung phong Quảng Đà.

Năm 1968, quân khu 5 đứng trước những khó khăn thách thức mới. Vùng căn cứ bị máy bay B52 thả bom liên tục khiến cho lương thực, vũ khí, đạn dược tất cả đều trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng.

Trước tình hình đó, ngày 8/3/1968, Tiểu đoàn vận tải nữ 232 được thành lập và cô gái trẻ Phạm Thị Thao được giao nhiệm vụ làm Tiểu đoàn trưởng. 

"Đơn vị của chúng tôi có hơn 500 là nữ" - Anh hùng Phạm Thị Thao nói - "Chúng tôi có 4 nhiệm vụ trọng tâm lúc đó là vận chuyển vũ khí, mang gạo phục vụ cho thương binh, mở đường cho xe qua và sản xuất để có lương thực".

"Cấp tốc chuyển đạn, chuyển gạo, chuyển vũ khí, có những lúc chúng tôi phải vận chuyển tiền vào miền Nam".

anh-chup-man-hinh-2022-08-28-luc-105613-16616690938671839355490.png

"VỚI QUYẾT TÂM ĐÁNH MỸ VÀ THẮNG MỸ, HẤT NĂM CHỤC KÝ XUỐNG ĐẤY, CẤT BẢY CHỤC KÝ LÊN VAI. VÌ CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM MANG ĐẾN 1 TẠ".

Anh hùng LLVTND Phạm Thị Thao.

"Khi mới vào quân ngũ thì mang 20 đến 30kg" - Anh hùng Phạm Thị Thao nói - "Rồi chiến trường gọi thì mang 60 đến 70kg. Thậm chí có chị mang trên vai 120kg trên tuyến đường đi 7-8 tiếng mà là trên đường núi, toàn là dốc không".

"Khi đi, phải cúi lưng xuống mới đi được".

Và trong 4 năm, từ 1969-1972, đội quân tóc dài ấy đã vận chuyển trên 9.000 tấn hàng hóa các loại, tri viện cho chiến trường miền Nam. Cái tên "Tiểu đoàn Bà Thao" cũng vang danh từ đó. Thậm chí, quân địch đã treo thưởng lớn cho ai tìm được ra thủ lĩnh của đội quân tóc dài ấy.

anh-chup-man-hinh-2022-08-28-luc-135449-1661669761924153492348.png

"Đến khu 5 thì luôn nhắc đến tiểu đoàn của bà Thao - vận tải khu 5 anh hùng, vai trăm cân, cân nghìn dặm". 

"Chân nghìn dặm là đi rất dài".

ẢNH HƯỞNG CHẤT ĐỘC DA CAM, VIÊM DÂY THANH QUẢN MÃN TÍNH... NHƯNG SAU TẤT CẢ, "CÒN SỨC CÒN CHIẾN ĐẤU"...

anh-chup-man-hinh-2022-08-28-luc-105637-1661670672569193587517.png

Người thủ lĩnh của đội quân tóc dài năm nào, giờ đây vẫn đầy nhiệt huyết với cuộc sống và đồng đội của mình.

Sau chiến tranh, như tất cả những người lính khác, bà Phạm Thị Thao trở về với cuộc sống hiện tại. Nhưng giờ đây, trên vai bà Thao là niềm vui, niềm tự hào của đất nước hoà bình.

Mặc dù những ảnh hưởng từ mang vác nặng và chất độc da cam khiến bà bị viêm dây thanh quản mãn tính nhưng bà vẫn nhận nhiệm vụ là Chủ tịch hội cựu thanh niên xung phong thành phố Đà Nẵng, để chăm sóc tinh thần và cuộc sống cho những người đồng đội năm xưa.

"Cũng có lúc gần như tắt tiếng" - bà Thao nói - "Nhưng lòng quyết tâm, còn sức còn chiến đấu, nên tôi giúp cho những đồng đội, những mảnh đời bất hạnh xây dựng cuộc sống hiện tại". 

nguyen-thi-thao-1661671155197879438863.jpg

Là một chương trình mới được sản xuất bởi Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) của Đài Truyền hình Việt Nam, "Những anh hùng thế kỷ XX" đã được phát sóng trên chương trình Chuyển động 24h và các nền tảng số của VTV Digital bắt đầu từ ngày 15/7. Các số của "Những anh hùng thế kỷ XX" - chương trình được đồng hành của công ty Golf Long Thành - được đăng tải trên Báo điện tử VTV.VN và Fanpage Trung tâm Tin tức VTV24.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022