Liên hoan phim quốc tế Hà Nội diễn ra từ ngày 8 đến 12/11, quy tụ 123 tác phẩm, trong đó có 11 phim dài đến từ nhiều nền điện ảnh. Những phim này sẽ tranh giải Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Nam/nữ chính xuất sắc.

Hoa nhài (Việt Nam)

hoa-nhai-jpeg-1667899906-16678-4711-1795-1667900680.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=I_GfbBPDqJzWGwfE1FQ2nw

Phim điện ảnh cuối cùng của đạo diễn Đặng Nhật Minh ở tuổi 84, lấy cảm hứng từ câu ca dao: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Đạo diễn nói ông muốn làm dự án kinh phí thấp về người Hà Nội, trong bối cảnh thành phố đã trải qua nhiều đổi thay, khi dòng người tứ xứ đổ về ngày càng nhiều.

Phim có nhiều lát cắt xoay quanh mối quan hệ giữa người với người. Những nhân vật như em bé đánh giày từ quê ra tỉnh lẻ, thợ cắt tóc, ông giáo gốc Hà Nội... góp phần tạo nên bức tranh đô thị nhộn nhịp, bình dị.

Ghép tủy (Iran)

ghe-p-tuy-jpeg-1667899171-6830-1667900680.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=p-Oy3pfmXkiB5nNEqvJw-g

Phim nói về Bahar, người mẹ tuyệt vọng khi con trai mắc bệnh hiểm nghèo, bỗng phát hiện ra phương pháp ghép tế bào gốc. Cô đứng giữa hai quyết định: tiếp tục chung sống với người chồng thứ hai mà cô yêu hoặc tái hôn với chồng cũ, sinh thêm con để dùng máu cuống rốn của đứa bé mới sinh cứu con trai đang bệnh nặng. Tác phẩm của đạo diễn Iran - Hamid reza Ghorbani - đặt ra câu hỏi về tính nhân văn của các phương pháp chữa bệnh hiện đại.

Kẻ phản diện (Philippines)

ke-pha-n-die-n-jpeg-1667897680-6392-1667898564.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2nCrqBVt56H2JazIWt5ZJA

Đạo diễn Adolfo B. Alix, Jr. kể câu chuyện về nữ diễn viên Anita Rosales - bỗng nổi tiếng ở tuổi xế chiều với những vai phản diện. Giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát, Anita Rosales có những hành động quái dị, khiến bản thân nhiều lần đối diện bạo lực và cái chết. Phim đặt ra nhiều câu hỏi về thiện và ác, người tốt và kẻ xấu, sự sống và cái chết. Trong vai Anita Rosales, diễn viên Nora Aunor thể hiện xuất sắc tâm lý u tối của nhân vật.

Trong sương mù (Ấn Độ)

trong-suong-mu-jpeg-1667897695-5912-1667898565.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eRFkI8lI-ifu6HpMu5gztw

Phim của đạo diễn Indrasis Acharya kể về hành trình tìm kiếm tự do của một phụ nữ, từng trải qua thời thơ ấu bị lạm dụng. Cuối cùng, cô quyết định làm lại cuộc sống mới ở vùng đất hoang sơ, không có đàn ông. Trên tờ Times of India, đạo diễn nói tác phẩm là câu chuyện về khát vọng sống, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên. Phim được thực hiện nhờ sự quyên góp của cộng đồng. Êkíp chọn quay ở một số địa điểm xa xôi tại các thành phố như Madhupur, Simultala và Giridih.

Paloma (Brazil và Ba Lan)

paloma-jpeg-7738-1667898565.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YoSBlKeTRqXzp7JijK6iXg

Tác phẩm do đạo diễn Marcelo Gomes của Brazil thực hiện. Phim xoay quanh người phụ nữ chuyển giới - Paloma - và hành trình vượt định kiến, tìm kiếm hạnh phúc. Paloma chăm chỉ làm việc, tích góp đủ tiền để làm đám cưới tại nhà thờ, nhưng bị linh mục từ chối. Phim đặt ra vấn đề về sự kỳ thị giới, sự bất công của tôn giáo với cộng đồng LGBT.

Hãy vượt lên (Pháp)

ride-above-jpeg-8484-1667898565.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=h7f7M5bY3zLhoCzlgFHbpw

Phim xoay quanh Zoe, con gái của người huấn luyện ngựa đua, có tình cảm đặc biệt với loài vật bốn chân từ nhỏ. Cô mơ ước trở thành tay đua cừ khôi, nhưng tai nạn trong đêm mưa khiến cô trở thành người khuyết tật. Đúng thời điểm ấy, cha cô đứng trước bờ vực phá sản. Zoe chìm trong tuyệt vọng, không còn động lực sống nhưng được Seb - người có biệt tài giao tiếp với ngựa - vực dậy tinh thần. Phim truyền tải thông điệp về tình yêu, sự kết nối giữa con người và loài vật, tinh thần vượt nghịch cảnh. Tác phẩm do Christian Doguay thực hiện.

Người phụ nữ trên tầng áp mái (Ba Lan, Thụy Điển, Pháp)

Ngu-o-i-phu-nu-tre-n-ta-ng-a-p-4297-1293-1667898565.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TM2cIle06IDu-yewdgdNEA

Phim đan xen bi hài kịch, nói về Mirka, một phụ nữ 60 tuổi, có cuộc sống bình lặng. Một buổi sáng, bà bắt đầu ngày mới như bao ngày khác: Dậy sớm, phơi quần áo cho cả nhà, mua thức ăn cho cá. Đột nhiên, bà có suy nghĩ cần tiền hơn tất cả, quyết định đi cướp ngân hàng với một con dao bếp. Phim là sản phẩm của ba nước do nữ đạo diễn Anna Jadowska thực hiện, gợi ra những suy nghĩ về hạnh phúc của người già.

Nàng Zere (Kazakhstan)

na-ng-zere-6573-1667898565.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aDm_c38HCIUXaL3P2q9wDQ

Phim nói về cuộc sống bế tắc của những ngư dân tại một làng chài nghèo ở Kazakhstan. Zere - 15 tuổi - và mẹ cô - Sarah - rơi vào bế tắc sau khi bố qua đời, để lại khoản nợ lớn. Cô bị ông bác họ lớn tuổi, giàu có nhăm nhe cưới về làm vợ.

Phim của đạo diễn Dauren Kamshibayev, được đánh giá cao với nhiều khung hình đẹp, giàu tính nghệ thuật. Trên trang IMDb, Nàng Zere được chấm 7,8/10 điểm.

Bóng tối (Myanmar)

bo-ng-to-i-jpeg-7994-1667900680.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hUKyqj7FZJbMjvcdTWk_Ng

Phim Bóng tối của đạo diễn Cho Wut Yee nói về nhà văn chuyên viết truyện kinh dị - Min Khant - người luôn ước ao được xuất bản cuốn sách thực thụ đầu tay. Tuy nhiên, anh phải từ bỏ ước mơ vì mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế khó khăn. Cuộc sống của Min Khant thay đổi khi anh tình cờ gặp một kẻ giống hệt nhân vật trong các cuốn sách của mình.

Maariya (Sri Lanka)

maariya-jpeg-1175-1667900680.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iw6Q3SbxfC5OQU3WdAuW4w

Phim nói về Wiillie, Bennet, Anthony, Osca, Daiya và Tenny, cùng làm việc trong đoàn đánh cá. Họ tình cờ gặp Malan - một gã có ý định vượt biên sang Australia - bằng cách lợi dụng những người ngư dân thật thà. Tác phẩm của nền điện ảnh Sri Lanka, do Aruna Jayawardana đạo diễn.

Sai lầm của chúng ta (Tây Ban Nha, Mexico)

sai-lam-cua-chung-ta-jpeg-9520-1667900680.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zSbkyVgXnCeWOvlDPhuA5g

Phim do Liliana Torres viết kịch bản và đạo diễn. Lili (36 tuổi) dần chán ngán mối quan hệ bên bạn đời David, dù không biết nguyên nhân rõ ràng. Cô tìm đến ba người đàn ông mình từng yêu, phỏng vấn họ cùng một câu hỏi: "Chúng ta đã làm gì sai". Những cuộc phỏng vấn đan xen câu chuyện cuộc sống của Lili và David, mang đến nhiều góc nhìn dở khóc dở cười. Qua nhân vật Lili, người xem nhận ra các kiểu tình yêu khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, và giá trị thực sự của hạnh phúc.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (viết tắt là HANIFF) được tổ chức lần đầu năm 2010, do Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức. Qua năm lần, sự kiện thu hút nhiều tác phẩm, nghệ sĩ từ nhiều nền điện ảnh thế giới, đồng thời góp phần quảng bá điện ảnh Việt Nam.

Hà Thu (ảnh: Haniff)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022