Tôi là một luật sư giỏi giang, sắc sảo, cá tính mạnh. Minh – chồng tôi – là một kỹ sư phần mềm, hiền lành và trầm tính.
Chúng tôi có với nhau một cậu con trai tên Bin, lên 6 tuổi, thông minh nhưng nhạy cảm.
Từ khi Bin chào đời, tôi như biến thành một "bà mẹ toàn năng".
Từ việc cho con bú, ru con ngủ, chọn trường, đăng ký lớp học thêm, thậm chí là cả việc con ăn mấy muỗng cơm cũng phải do chị quyết.
Tôi không tin ai làm tốt hơn mình, kể cả chồng. Minh từng đề nghị:
– "Để anh đưa con đi học sáng mai nhé, em hôm nay có phiên toà sớm mà."
Tôi lắc đầu:
– "Anh mà để nó quên hộp sữa thì sao? Em làm nhanh mà, không sao đâu."
Lúc đầu, chồng tôi còn phản ứng, nhưng dần dần, anh rút lui. Không phải vì không yêu con, mà vì cảm giác mình như "người ngoài cuộc". Mỗi lần anh góp ý, tôi lại phẩy tay:
– "Anh không hiểu gì hết, để em lo!"
Bin lớn dần trong sự bao bọc của mẹ. Tôi tự hào khi con học giỏi, nhưng cũng bắt đầu nhận thấy con ngày càng xa cách, thậm chí là sợ tôi.
Mỗi khi bị tôi hỏi bài, Bin căng thẳng, lỡ sai là òa khóc. Còn khi ở cạnh ba, con vui vẻ, kể chuyện, cười khúc khích.

Cách dạy con sai lầm của tôi khiến chồng và con ngày càng xa cách. Ảnh minh họa
Một tối, tôi vô tình nghe được Bin thủ thỉ với ba:
– "Con không thích mẹ la con hoài. Con thấy mệt."
Lúc ấy, tim tôi thắt lại. Tôi loay hoay không biết nên thay đổi ra sao để lấy lại tình yêu của con. Ngay cả chồng mình tôi không biết nên đối diện với anh thế nào khi mà bấy lâu nay tôi đã gạt anh ra khỏi công cuộc nuôi dạy con.
Trong những ngày sau đó tâm trạng tôi chùng hẳn xuống, tôi bớt công việc đi để suy nghĩ về gia đình. Ban đêm, để giải tỏa tôi tìm xem nhưng bộ phim tâm lý nổi tiếng để xem và bắt gặp được phim Sex and the City đang được chiếu lại.
Đây là một bộ phim rất hay, càng xem tôi càng bị cuốn hút và vỡ ra được rất nhiều điều ở trong đó. Tôi thấy mình giống như nhân vật Miranda Hobbes - một phụ nữ thông minh, thành đạt, và kiêu hãnh với khả năng tự lập của mình.
Là một luật sư bận rộn sống ở New York, Miranda luôn mang trên mình chiếc áo giáp của sự mạnh mẽ – không cho phép bản thân yếu đuối, cũng không tin tưởng ai có thể làm tốt mọi thứ bằng cô, kể cả trong việc làm mẹ.
Khi con trai cô – Brady – chào đời, Miranda gần như "gánh" toàn bộ trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ cậu bé. Steve, chồng cô, dù yêu con và luôn muốn góp mặt, nhưng Miranda lúc nào cũng cắt ngang:
– "Anh không biết nó thích ăn kiểu gì."
– "Em đã làm rồi, anh khỏi lo."
– "Chỉ có em mới làm được việc này đúng."
Ban đầu, Steve cố gắng. Nhưng càng ngày anh càng bị đẩy ra xa khỏi "bức tường một chiều" mà Miranda dựng lên.
Steve lùi lại, không vì không yêu thương con, mà vì Miranda không để anh có vai trò.
Miranda tin rằng làm mẹ nghĩa là phải kiểm soát mọi thứ: lịch học, lịch tiêm, thức ăn, bạn bè, cả cảm xúc của Brady.
Cô nghĩ nếu cô buông ra, mọi thứ sẽ rối loạn. Nhưng chính điều đó mới khiến mọi thứ bắt đầu lệch.
Brady càng lớn càng im lặng, rút vào thế giới riêng. Cậu bé ít chia sẻ với mẹ, thường quay sang Steve để tâm sự – người mà Miranda từng xem là "thiếu trách nhiệm". Một lần, Miranda nghe lén thấy Steve nói nhỏ với Brady:
– "Con cứ nói với ba, mẹ con thì lúc nào cũng nghĩ bà ấy đúng hết."
Brady gật đầu, buồn bã.
Câu nói đó như một cú đập vào lòng Miranda. Lần đầu tiên cô nhìn lại bản thân, không phải qua danh tiếng hay thành công nghề nghiệp, mà qua ánh mắt đứa con trai mình – và thấy một người mẹ độc đoán, áp đặt, và không biết lắng nghe.
Cô bắt đầu thay đổi, dù khó khăn. Miranda học cách hỏi Steve trước khi quyết định. Cô để Brady tự chọn quần áo đi học, và cho phép mình… không hoàn hảo.
Một lần, Brady làm rơi cái ly khi đang phụ mẹ dọn bàn. Cậu hoảng hốt nhìn Miranda, tưởng sẽ bị mắng. Nhưng cô chỉ nói:
– "Ổn mà, mẹ cũng từng làm bể ly hoài."
Brady nhìn cô, mỉm cười – nụ cười khiến Miranda biết mình đang đi đúng hướng.

Bộ phim Sex and the City.
Nhìn Miranda, tôi nhớ lại tất cả những lần tôi gạt phăng sự giúp đỡ của chồng, những lần tôi đặt mình vào vị trí "mẹ biết hết", "mẹ làm tốt hơn", và quên mất rằng con không chỉ cần một người mẹ giỏi, mà cần một gia đình có tình yêu từ cả ba và mẹ. Tôi quyết định mình phải nhanh chóng thay đổi.
Ngay buổi sáng hôm sau, tôi đưa tách cà phê cho chồng và nói nhỏ:
– "Sáng nay anh đưa Bin đi học nhé. Em nghĩ hai ba con nên có một buổi sáng riêng với nhau."
Minh nhìn tôi ngạc nhiên, rồi mỉm cười. Bin từ phòng chạy ra, thấy ba cầm cặp, thì reo lên:
– "Yeah! Hôm nay ba đưa con đi học!"
Tôi đứng trong bếp, nghe tiếng hai ba con ríu rít, lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và đúng hơn cả ngàn lần tôi từng cho là "đúng".

GĐXH - Sau những lời nói của chồng, tôi bàng hoàng nhận ra nhiều điều mà tôi đã bỏ lỡ, giá như tôi biết đến phim "Sex and the City" sớm hơn.

GĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.