Hồ Ngọc Hà hiện đang có cuộc sống viên mãn về cả sự nghiệp và đời tư với một mái ấm gia đình hạnh phúc, con cái đề huề. Nếu theo dõi ngôi sao này sẽ thấy, dù bận rộn với công việc nhưng Hà Hồ và Kim Lý đều luôn cố gắng sắp xếp thời gian dành cho con.
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý thường xuyên đưa con đi chơi
Cả hai thường xuyên cho con đi thăm thú đó đây, đi hòa mình vào thiên nhiên. Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Hồ Ngọc Hà đã chia sẻ khoảnh khắc cùng chồng đưa hai nhóc tỳ Lisa - Leon đến vui chơi tại sở thú.
Được bố mẹ dẫn đến không gian mới, Lisa - Leon tỏ ra vô cùng hào hứng, vui đùa với các con vật mà không hề tỏ ra sợ hãi.
Cặp song sinh tham quan sở thú
Không chỉ đi sở thú mà Hà Hồ - Kim Lý còn thường xuyên cho các con: Đi tham gia dã ngoại, thăm thú bảo tàng, trải nghiệm hái dâu tây... Được vui chơi cùng ba mẹ, khiến Leon và Lisa vô cùng thích thú.
Trong một thế giới lý tưởng, trẻ em sẽ dành ít nhất một giờ mỗi ngày để vui chơi ngoài trời, tự do và mạo hiểm. Nhưng các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy thời gian trên màn hình đã ăn mòn hoàn toàn thời gian xanh của trẻ em.
Trẻ em nên được tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn
Giờ đây, các nhà khoa học đang bắt đầu xem xét tác động của việc khi trẻ được thả mình vào thiên nhiên. Nó ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thị lực và nguy cơ dị ứng đến khả năng phục hồi, kỹ năng xã hội và nguy cơ bị chẩn đoán mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý).
Các nghiên cứu đang cho thấy mối liên hệ giữa hạnh phúc khi trưởng thành với mức độ con người được chơi tự do bên ngoài khi còn nhỏ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ đã liên kết sự gia tăng khả năng vui chơi trong môi trường xanh ngoài trời với việc giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ em.
Và một nghiên cứu khác cho thấy chỉ cần để trẻ em – trong trường hợp này là trẻ em từ 5 đến 7 tuổi – chơi tự do hàng ngày trong sân chơi ngoài trời đầy thiết bị, lốp xe và hộp cũ sẽ dẫn đến hành vi xã hội, sáng tạo và kiên cường hơn – và ít bị bắt nạt hơn.
Việc tăng cường chơi ngoài trời 40 phút mỗi ngày ở trẻ em trong độ tuổi đi học có liên quan đến tỷ lệ cận thị thấp hơn
Ngoài ra còn có những phát hiện liên quan đến thị lực. Cụ thể, một nghiên cứu kéo dài ba năm ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng việc tăng cường chơi ngoài trời 40 phút mỗi ngày ở trẻ em trong độ tuổi đi học có liên quan đến tỷ lệ cận thị thấp hơn.
Một tổ chức có tên là Nature Play đang trở nên phổ biến. Mục đích của nó là giúp các bậc cha mẹ đưa con cái của họ trở lại bên ngoài, hòa mình vào thế giới thiên nhiên.
Giám đốc điều hành của tổ chức này, Griffin Longley - người có đam mê với việc kết nối những đứa trẻ với không gian ngoài trời tuyệt vời - cho biết: "Đó không chỉ là về tập thể dục. Nghiên cứu cũng đã chứng minh nhiều lần rằng khi trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi tự do bên ngoài sẽ khơi dậy trí tưởng tượng của chúng và rất cần thiết cho sự phát triển nhận thức và cảm xúc".
Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, do thiên nhiên không được lập trình sẵn như trên các thiết bị công nghệ mà luôn thay đổi, ẩn chứa trong nó những điều huyền bí không đoán trước được. Chính vì thế, gần gũi với thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng cường và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
Tiếp xúc với thiên nhiên phong phú sẽ giúp trẻ biết rung động với cái đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhân văn và hướng thiện hơn. Ngoài ra, thiên nhiên sẽ cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống, giúp trẻ phát triển khả năng phản biện khi gặp các vấn đề, dễ thích nghi với hoàn cảnh và môi trường sống hơn. Trẻ sẽ tự mình khám phá được nhiều điều kỳ diệu, tự mình tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi, từ đó kích thích bé sáng tạo trong tư duy, suy nghĩ theo hướng phù hợp hơn.
Tiếp xúc với thiên nhiên phong phú sẽ giúp trẻ biết rung động với cái đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhân văn và hướng thiện hơn.
Cho trẻ "Một liều thiên nhiên"
Năm 2005, tác giả người Mỹ Richard Louv giới thiệu khái niệm "rối loạn thiếu hụt thiên nhiên" (nature-deficit disorder) trong quyển sách Last Child in the Woods (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng trong rừng).
Năm 2016, Louv ra quyển sách mới: Vitamin N, The Essential Guide to a Nature-Rich Life (Vitamin N, bí kíp cần thiết để có cuộc sống giàu thiên nhiên), trong đó đưa ra khái niệm "vitamin thiên nhiên" kèm theo cẩm nang, để cha mẹ cho trẻ em nạp loại dưỡng chất này ngay từ nhỏ.
Ngày hè, khi con trẻ không phải đến trường, cha mẹ có thể nạp vitamin N cho con bằng cách cho chúng chơi đùa trong rừng, bên sông hồ hay đồng ruộng, hoặc bất kỳ không gian mở và có thể vui chơi tự do nào. Tắm rừng, phương pháp về với không gian xanh để cảm thấy khỏe mạnh của người Nhật mà TTCT từng giới thiệu, là một ví dụ hay.
Trong bài viết "Sức khỏe trẻ em phụ thuộc vào vitamin N" trên website của Đài Kare11 (Mỹ), tác giả Belinda Jensen dẫn các quyển sách của Louv và cho rằng trẻ em cần được tự mình khám phá, tìm tòi. "Ngay cả việc trèo cây hay ném hòn sỏi lướt trên mặt nước cũng có thể tạo nên sự khác biệt" - tác giả viết.
Trẻ cần được khuyến khích trải nghiệm thiên nhiên bằng mọi giác quan như bò trườn trên đất, đi chân trần, ngửi hoa thơm cỏ lạ, lắng nghe âm thanh thiên nhiên. Ảnh: iStock
Vài gợi ý chọn lọc, phù hợp cho các gia đình ở đô thị lớn tại Việt Nam: luôn chuẩn bị sẵn một chiếc túi với các vật dụng cần thiết để dã ngoại, để khi cần chỉ việc "cầm túi lên và đi". Đặt ra luật "ngày nắng đẹp", không có lý do gì lại ru rú trong nhà. Chọn một ngày đẹp, xin nghỉ làm đưa bọn trẻ ra công viên hay rừng cây để dã ngoại. Đặt lịch về với thiên nhiên. Cách tốt nhất để thực sự ra khỏi nhà và đi đâu đó là cho ngày đó vào lịch.
Louv cũng khuyên hãy xem dịp cả nhà ra ngoài về với thiên nhiên là "buổi hẹn hò phiên bản gia đình". Chọn khung cảnh thiên nhiên với cây cối và nguồn nước như con suối, bãi biển hay thác nước thường có nhiều một loại phân tử gọi là ion âm - ta không thể thấy hay ngửi được chúng, song khi ta hít vào và chúng đi đến mạch máu, ion âm sẽ tăng cường hàm lượng serotonin giúp giảm trầm cảm.
Khi đã ra ngoài, cha mẹ hãy lùi lại phía sau và để trẻ tự do khám phá thay vì bắt chúng phải làm thứ này thứ kia, dù chúng sẽ lội vào bùn hay nhặt từng cành cây. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tự đưa ra câu trả lời. Cha mẹ hãy hóa thân làm người khám phá tò mò và sẵn sàng ngạc nhiên cùng với trẻ.
Đánh thức các giác quan của trẻ: Trẻ cần được khuyến khích trải nghiệm thiên nhiên bằng mọi giác quan như bò trườn trên đất, đi chân trần, ngửi hoa thơm cỏ lạ, lắng nghe âm thanh thiên nhiên. Khuyến khích trẻ sáng tạo cùng thiên nhiên. Những hoa và lá có thể tạo thành hình gì, có thể dùng bùn để vẽ hay chăng? Với những nguyên liệu từ tự nhiên, hãy để trẻ thỏa sức sáng tạo.
Và cuối cùng, lẽ đương nhiên là việc nạp vitamin N là chuyện nên làm suốt cả tuổi thơ của trẻ. Cha mẹ cũng nên làm gương, tự mình ra ngoài trước, hòa mình vào thiên nhiên và khuyến khích trẻ làm theo.
GĐXH - Nếu cha mẹ có thể làm cho con được 6 việc này trước 6 tuổi sẽ giúp con vượt trội hơn khi lớn lên.
GĐXH - Nhà giáo dục người Nhật Yukichi Fukuzawa từng nói: "Gia đình là trường dạy thói quen; cha mẹ là thầy dạy thói quen". Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay xấu đều có bóng dáng của cha mẹ.
Cảnh giác mua hàng online dịp cuối năm