Mới đây, những chia sẻ của người bố đơn thân nuôi 2 con nhỏ đã khiến nhiều người rơi nước mắt.
Theo đó, mẹ hai đứa trẻ đã lấy chồng mới, người bố nhận trách nhiệm nuôi hai con nhỏ. Do hoàn cảnh công việc nên anh phải đi làm muộn. Nhớ hai con nên mở camera ra xem thì thấy con trai mới 3 tuổi đang cõng con gái nhỏ ở sân đợi bố về.
Anh chia sẻ: "Đáng ra người cõng các con phải là ba mới đúng, con trai của ba mới 3 tuổi thôi mà…".
Tranh minh hoạ: Internet.
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng thế nào đến con cái?
Kết thúc một mối quan hệ vợ chồng thì dễ nhưng để xóa nhòa đi những vết sẹo tổn thương in hằn sâu trong tâm trí con thì không dễ dàng gì. Có thể một vài năm, có thể đến khi chúng lớn nhưng cũng có thể là mãi mãi không thể bù đắp được.
Đây là câu hỏi đau đáu trong lòng mỗi cặp vợ chồng khi đứng trước quyết định ly hôn. Trong quan niệm truyền thống, nghĩ rằng sự rạn nứt của gia đình, sẽ làm cho trẻ em thiếu một hệ thống giáo dục gia đình hoàn chỉnh, trái tim tan vỡ, ảnh hưởng đến việc học, có thể xuất hiện hành vi xấu, chẳng hạn như bỏ học, chán học, dễ theo bạn xấu.
Tuy nhiên, tâm lý học tin rằng sự rạn nứt trong hôn nhân của cha mẹ thực sự có thể gây ra mức độ tổn thương tâm lý khác nhau cho tâm lý của đứa trẻ, nhưng nó không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ.
Có một nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Hồng Kông với mục tiêu 7.000 gia đình cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ đơn thân, trong học tập, hành vi và các khía cạnh khác, không khác nhiều so với các gia đình bình thường.
Ảnh minh hoạ
Gia đình xấu, làm tổn thương trẻ em nhiều hơn ly dị
Trong cuốn sách tựa đề "How to tell the kids" của tác giả Vikki Stark, xuất bản vào năm 2015, phỏng vấn hơn 100 đứa trẻ và người lớn có cha mẹ ly hôn, cho thấy ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài. Chìa khóa của vấn đề là liệu cha mẹ có cung cấp cho con cái của họ đủ tình yêu và sự quan tâm sau khi ly hôn hay không.
Nếu gia đình vẫn có đủ cha mẹ nhưng hai người bỏ bê nhau, thờ ơ, đổ lỗi, cộng với bầu không khí gia đình ảm đạm thì đây mới chính là là gốc rễ của nỗi đau của trẻ em, là nguyên nhân xuất hiện tất cả các loại biểu hiện xấu.
Một gia đình tình cảm đã tiêu tan, cha mẹ vì con cái mà tiếp tục nhẫn nại, cố gắng cười với nhau, bề ngoài nhìn giống như rất hài hòa, nhưng những đứa trẻ vốn nhạy cảm sẽ sớm phát hiện ra vấn đề. Một số trong đó "nổi loạn" để chống lại, để đổi lấy sự quan tâm của cha mẹ với mong muốn gia đình có thể trở nên tốt hơn.
Ngược lại, mặc dù ly hôn có thể tạo ra một số bóng đen tâm lý cho con cái nhưng nếu sau này cha mẹ có thể trấn an đứa trẻ, thì tổn thương đó hoàn toàn có thể chữa lành.
Gia đình xấu, làm tổn thương trẻ em nhiều hơn ly dị. Ảnh minh hoạ
Sống tốt, cùng nhau yêu thương quan tâm con
Một cuộc hôn nhân thất bại không có nghĩa là bầu trời sẽ sụp đổ. Vì lợi ích của bản thân và con cái, hãy nhanh chóng vui vẻ lên, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, cho con thấy hình ảnh một người cha, người mẹ tích cực.
Tất nhiên, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn đến những thay đổi tâm lý của trẻ để kịp thời giúp con giải quyết. Cha mẹ có thể không sống cùng nhau nhưng phải cùng dành cho con tình thương và sự quan tâm như cũ.
Trên tất cả, trẻ vẫn cảm thấy tốt hơn khi cảm nhận được tình thương từ cha mẹ sau ly hôn. Nhiều người khi chứng kiến cha mẹ ly hôn trong sự thân thiện, ít tranh cãi, và vẫn cảm nhận được tình thương từ cha mẹ chia sẻ rằng họ cảm thấy ổn dù cha mẹ ly hôn. Nếu thực sự vì con cái thì hãy cho chúng thấy bố mẹ hạnh phúc, và vẫn tôn trọng nhau tới lúc không còn chung một mái nhà.
GĐXH - Chứng kiến toàn bộ sự việc, chị đau đớn rơi nước mắt.