Chia sẻ chân thực từ một người phụ nữ họ Liêm, 54 tuổi, làm nghề bảo mẫu hơn 10 năm cho người giàu đã nghỉ hưu tại Trung Quốc. Trải nghiệm của cô từng gây sốt trên mạng xã hội Zhihu.
1. Người giàu nghỉ hưu với một tâm thế tĩnh tại, không bị cảm xúc chi phối
Gia đình hiện tại tôi đang làm việc là nhà ông Trương, một cụ ông tuổi ngoài 70, sống một mình trong căn hộ cao cấp.
Con cái ông đều thành đạt, sinh sống ở khắp nơi. Dù con không ở gần, họ vẫn thuê bảo mẫu chăm sóc chu đáo cho ông mỗi ngày.
Ông Trương không phải kiểu người già bẳn tính, nổi cáu vì những điều nhỏ nhặt. Ngược lại, ông rất bình thản, lịch sự và kiểm soát cảm xúc cực kỳ tốt.
Ngay cả khi tôi vô tình làm sai điều gì, ông cũng chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở rồi bỏ qua. Bầu không khí trong nhà vì thế luôn nhẹ nhõm, dễ chịu.
Tôi từng chăm nhiều người già, không ít người trong số đó có tâm lý thất thường, dễ cáu gắt, khó chịu, và thường xuyên than phiền.
Phải chăm người như vậy rất mệt, vì luôn phải "canh" thái độ để tránh làm họ phật ý.
Có thể thấy, những người lớn tuổi biết kiểm soát cảm xúc, sống tích cực thường cũng có chất lượng nghỉ hưu tốt hơn.
Họ không bị dằn vặt trong quá khứ, không chờ đợi quá nhiều vào con cháu, mà tự mình tìm thấy niềm vui sống.

Có thể thấy, những người lớn tuổi biết kiểm soát cảm xúc, sống tích cực thường cũng có chất lượng nghỉ hưu tốt hơn. Ảnh minh hoạ
2. Người giàu đầu tư nghiêm túc cho sức khỏe, không "phó mặc" như nhiều người nghĩ
Ông Trương có một thói quen đặc biệt: mỗi khi thấy cơ thể không ổn, ông lập tức hẹn gặp bác sĩ, xét nghiệm kỹ càng và điều chỉnh lối sống ngay từ đầu.
Việc dùng thuốc hay kiểm tra sức khỏe với ông không bao giờ là chuyện bị động.
Điều này rất khác với nhiều người lớn tuổi tôi từng gặp. Nhiều cụ ngại đi viện, sợ tốn tiền, sợ phiền con cái nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và dùng thuốc linh tinh.
Có cụ bảo đau đầu uống thuốc cảm, đau bụng lại dùng thuốc cũ của người thân. Khi bệnh trở nặng mới chịu đi khám thì đã muộn.
Tôi nhận ra, cách người giàu nghỉ hưu không phải chỉ là sống thảnh thơi mà là sống có trách nhiệm với cơ thể mình.
Họ không tiếc tiền để kiểm tra sức khỏe định kỳ, không ngại hỏi bác sĩ bất kỳ điều gì, và luôn sẵn sàng điều chỉnh để sống tốt hơn.
3. Người giàu về hưu vẫn sống kỷ luật, không phó mặc cuộc sống cho sự buông thả
Nhiều người nghĩ nghỉ hưu là để "nghỉ ngơi tuyệt đối", muốn nằm thì nằm, muốn ăn thì ăn. Nhưng ông Trương thì khác.
Dù đã lớn tuổi, ông vẫn dậy đúng giờ mỗi sáng, tự vận động nhẹ, đọc sách, chăm cây, giao lưu bạn bè trong cộng đồng người cao tuổi.
Cuộc sống của ông được lên kế hoạch khá tỉ mỉ. Hôm nào có lớp học khiêu vũ thì ông chuẩn bị đồ từ tối hôm trước.
Ngày nào rảnh, ông tự tay vào bếp nấu món đơn giản, vừa là cách luyện tay, vừa để giữ thói quen chủ động.
Tôi từng thấy nhiều người nghỉ hưu xong thì… không còn làm gì cả. Họ nằm dài cả ngày, xem tivi liên tục, ăn uống thất thường, đến lúc bệnh mới thấy tiếc nuối.
Nghỉ hưu không phải là thôi sống mà là sống theo cách khác: nhẹ nhàng hơn, nhưng không buông xuôi.
Nghỉ hưu không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà là chuyện "quản lý bản thân"
Càng làm nghề này lâu, tôi càng hiểu rằng: chất lượng nghỉ hưu không quyết định hoàn toàn bởi số tiền bạn có mà còn là cách bạn sống mỗi ngày.
Người giàu có thể có nền tảng tài chính tốt hơn, nhưng điều khiến họ khác biệt là:
Họ biết giữ vững cảm xúc
Họ không ngại đầu tư cho sức khỏe
Họ sống kỷ luật và có mục tiêu ngay cả khi không còn đi làm
Nếu có thể học được những điều đó, ngay cả khi bạn không giàu, bạn vẫn có thể nghỉ hưu một cách thanh thản và hạnh phúc.

GĐXH - 38 năm hôn nhân, tôi từng nghĩ sẽ cùng vợ đi đến cuối đời. Nhưng rồi, sau khi nghỉ hưu, tôi lại chọn ly hôn vì không muốn bị kiểm soát cuộc sống thêm một ngày nào nữa.