Đến nay, ba em đã thực hiện được ước mơ ấy.

25 năm trước, anh Nguyễn Văn Hậu nên duyên với chị Lê Thị Nguyệt, cùng sống trong căn nhà cấp bốn mái tôn ở xã Triệu Bình, huyện Triệu Phong. Cùng người mẹ già, họ xây dựng gia đình và lần lượt đón 6 đứa con chào đời.

"Vợ tôi không đặt vòng được nên vỡ kế hoạch. Nhưng có thai rồi, chúng tôi không nỡ bỏ", người cha kể về lý do có một đàn con đông đúc, đứa lớn nhất năm nay 24 tuổi, nhỏ nhất mới tròn 7.

Để nuôi các con ăn học và chăm sóc mẹ già, anh Hậu làm ruộng, đi phụ hồ, quét sơn, ai thuê gì làm nấy. Chị Nguyệt buôn cá và cũng làm thuê khắp nơi. Người dân ở Triệu Bình dậy sớm nhất hay đi làm về muộn nhất đều có thể gặp vợ chồng Hậu.

z6818522384356-7e43ed520fbbbe6-5884-3167-1752897465.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=c2cEGQ1DXqq7O4RPNWoFgw

Gia đình anh Hậu đi chùa đầu năm 2025. Ảnh gia đình cung cấp

Sinh ra trong cảnh nghèo, Hậu từng đỗ cấp 3 nhưng không được đi học. Anh luôn tiếc quãng thanh xuân không được làm bạn với phấn trắng, bảng đen như bạn bè. "Tôi không muốn con khổ như mình, cũng không muốn vì đông con mà tụi nhỏ phải chịu thiệt", anh nói.

Hết mùa vụ, người đàn ông Quảng Trị rời quê vào tận TP HCM mưu sinh. Có chuyến đi vài ngày, cũng có lúc cả tháng mới về. Mỗi lần trở về, đôi chân rã rời, cơ thể mỏi mệt, nhưng thấy các con ngồi chụm đầu bên bàn học, anh lại thấy đáng giá.

"Ba mẹ cực, tụi em chỉ biết cố học để sau này thay đổi số phận, rồi đỡ đần lại cho gia đình", Nguyễn Văn Sơn, 22 tuổi, con trai thứ hai, hiện là sinh viên năm cuối ngành công nghệ ôtô tại Huế, chia sẻ.

Bốn năm đại học của Sơn không ít lần chông chênh. Nhưng những lúc định bỏ cuộc, chàng trai lại nhớ đến dáng ba gầy gò, mái tóc xù xì vì nắng gió, đôi tay nhăn nheo vì hóa chất sơn tường, để tự vực mình dậy. "Có bữa ba đi làm về, tóc phủ trắng, da tróc vì sơn. Em sẽ không bao giờ quên sự hình ảnh đó, vì đó là biểu tượng của sự hy sinh", người con kể.

Không chỉ Sơn, người anh cả đã tốt nghiệp ngành Nông Lâm ở Huế, em gái kế đang là sinh viên Đại học Y Dược Đà Nẵng.

Mỗi lần có một con đỗ đại học, niềm vui luôn xen lẫn nỗi lo tiền học phí. Vợ chồng anh Hậu bán hết lúa trong nhà, vay mượn khắp họ hàng để đóng học. Suốt năm ròng, họ đi cuốc mướn, cày thuê, gồng gánh trả nợ.

Các con Hậu tranh thủ ngày nghỉ thay nhau làm thêm, dạy học, phục vụ quán ăn để tự trang trải học phí, thuê trọ và phụ cha mẹ. Mùa hè, các em lại về quê đi gặt, phơi thóc. "Giờ nhà tôi từ cấp một đến đại học, cấp nào cũng có ít nhất một đứa. 50% chỉ tiêu đại học đã đạt, còn 50% nữa", người cha cười hiền.

Anh tin rằng, với sự chăm chỉ và quyết tâm, cả 6 đứa con sẽ được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng đầu năm nay, một biến cố bất ngờ ập đến.

Bé Tường Vi, con gái út của anh chị, đột nhiên sốt cao kéo dài, đau mỏi chân, chán ăn. Sau khi khám tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị rồi chuyển vào Huế, bác sĩ kết luận bé mắc bệnh ung thư máu dòng lympho.

"Tôi sốc ghê lắm nhưng giấu nhẹm, không dám nói cho vợ và các con biết. Sợ tụi nhỏ lo rồi xao nhãng việc học", anh Hậu nói.

Một tuần sau mới biết tin, Sơn nhận ra bố tiều tụy hẳn, gầy rộc, mắt thâm quầng. "Chắc vì ba thức đêm nhiều và vì khóc", cậu con trai nói. Sơn quyết định xin bảo lưu kết quả học tập, ra ngoài làm thêm phụ giúp cha mẹ.

z6818177239561-6649fffec43fceb-1138-2457-1752897465.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YpqlNFIn8qT_GS_r06fsGQ

Bé Tường Vi điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế, đầu năm 2025. Ảnh gia đình cung cấp

Theo phác đồ điều trị, bé Tường Vi cần ít nhất ba năm để chữa trị, chi phí nằm viện chưa kể thuốc ngoài và tiền sinh hoạt, đi lại. Trong khi đó, anh Hậu phải nghỉ làm để túc trực cùng con tại bệnh viện. Gánh nặng tài chính dồn lên vai chị Nguyệt và người con cả mới ra trường.

Dù vậy, anh Thuận chưa từng nghĩ đến chuyện để các con dang dở con đường học vấn. "Con sắp tốt nghiệp rồi, đừng bỏ lỡ. Ba mẹ sẽ tìm cách", người cha động viên con trai giữa bệnh viện.

Nhờ sự hỗ trợ của bà con trong xóm, người thân và vay mượn, gia đình anh Hậu gom góp đủ tiền để bé Tường Vi nhập viện. Trong quá trình điều trị, bé cũng được Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ thông qua chương trình Mặt trời Hy vọng - Quỹ Hy vọng.

Hai tháng sau ngày em nhập viện, Sơn quay trở lại trường học. "Nỗi lo vẫn còn, nhưng em càng quyết tâm hơn", chàng trai nói.

Không chỉ là bệnh tình của con út, vợ chồng anh Hậu còn trăn trở với hành trình học vấn của những đứa trẻ khác trong nhà. Trong ba năm điều trị của Tường Vi, anh Hậu sợ khó khăn kinh tế có thể một lần nữa ngăn bước các con đến giảng đường.

"Giờ tôi chỉ mong con đủ tiền điều trị, có sức khỏe để tiếp tục đi học, còn các anh chị nó cũng giữ được giấc mơ đại học mà cả nhà đã dày công vun đắp", anh nói.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể đồng hành cùng chương trình tại đây:

  • Tên chương trình: Ten cua ban - Mat troi Hy vong
  • ID chương trình: 195961

Nhật Minh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022