Người phụ nữ họ Viên ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc kết hôn với một người đàn ông họ Diêu vào năm 2003 và ly hôn vào tháng 5/2017.

Ở cuối thời kỳ hôn nhân, hai người liên tiếp mâu thuẫn, cãi vã bởi những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình. Ban đầu chỉ lời qua tiếng lại, sau đó Diêu đánh đập vợ nhiều lần.

Người vợ thậm chí còn phải nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện nên cuối cùng đưa đơn ly hôn.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi chia tay gã chồng vũ phu, chị Viên quyết định tái hôn với anh ta, lý do là con cái cần sự nuôi dưỡng của cả cha và mẹ.

chong-vu-phu1-1736687333881273676436.jpg

Người phụ nữ tái hôn với gã chồng vũ phu để rồi lại bị đánh đập khiến dân mạng vừa phẫn nộ vừa ngán ngẩm. Ảnh minh hoạ

Tính cách của Diêu vẫn không thay đổi. Anh ta tiếp tục bạo hành vợ và gây ra những cuộc tranh chấp gay gắt với gia đình vợ.

Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình, gần đây, Viên đã yêu cầu lệnh bảo vệ từ tòa án. Tòa án địa phương sau khi mở cuộc điều tra đã chấp nhận yêu cầu này.

Ở Trung Quốc, lệnh bảo vệ an toàn cá nhân sẽ hạn chế sự tiếp xúc, theo dõi và liên lạc của người có hành vi bạo lực gia đình đối với người được bảo vệ. Lệnh này thường kéo dài đến sáu tháng.

Sau khi câu chuyện được đăng tải đã gây nên cuộc tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội nước này.

Một số ý kiến cho rằng bố mẹ nên quay về với nhau vì con cái, đồng thời hy vọng người đàn ông họ Diêu nhận ra vợ con mình là thứ quý giá nhất để biết cách trân trọng.

"Cặp vợ chồng hạnh phúc là cặp đôi có thể cãi vã, bất hòa nhưng cuối cùng vẫn ở bên nhau", một cư dân mạng viết. Tuy nhiên, những bình luận kiểu này bị số đông chỉ trích gay gắt.

Phần lớn mọi người cho rằng hành vi bạo lực trong gia đình là điều hoàn toàn không thể chấp nhận, và chị Viên đã sai lầm khi trở lại với người đàn ông bạo hành, cho dù là "vì con".

- "Tôi thực sự không hiểu việc tái hôn với người chồng có tiền sử bạo lực gia đình có lợi gì cho đứa trẻ? Đứa trẻ sẽ lớn lên trong môi trường thế nào?".

- "Người phụ nữ này còn tỉnh táo hay không? Đã một lần bạo hành thì sẽ có nhiều lần khác"; "Hắn ta không chỉ bạo hành vợ mà còn gây hấn với cả nhà vợ thì còn có gì để níu kéo nữa?";

- "Đã sửa sai bằng cách ly hôn rồi tự mình đâm đầu vào hố lửa lần nữa, khổ là tại mình chứ đâu phải số phận"...

Bạo hành gia đình: Khi chính phụ nữ "nuôi dưỡng" tội ác

Có rất nhiều nguyên nhân người vợ chấp nhận sự bạo hành. Đó có thể là sự phụ thuộc vào kinh tế, ngộ nhận duy trì hôn nhân "có cha, có mẹ" sẽ tốt hơn cho con cái, hy vọng người chồng sẽ thay đổi, hay sự đe dọa sẽ tự tử, sẽ giết vợ, giết con từ đối phương... nếu người vợ ra đi.

Bên cạnh đó, còn có những lý do từ chính phía người vợ như cảm thấy mình tội lỗi, không tốt nên đáng bị như thế, cảm thấy xấu hổ nếu ly hôn, xấu hổ khi bị bạo hành nên dấu giếm hay tình cảm vẫn còn nặng lòng với chính người bạo hành mình, cho rằng đó là chuyện gia đình, người ngoài không được can thiệp...

chong-vu-phu2-17366873339491363151801.jpg

Các chuyên gia khuyên những người vợ bị bạo hành cần phải mạnh mẽ tự cứu mình. Ảnh minh hoạ

Có người còn nói rằng, họ mà ly hôn thì cha mẹ đánh chết, họ mà chia tay thì ba mẹ họ chết mất... Thế là có người thà ở lại căn nhà đó bị một gã đánh đập còn hơn là chịu ngày ngày ngày ngày bị những tiếng thở dài, những chì chiết, những dằn vặt của cả ba, cả mẹ, cả hàng xóm, cả dòng họ.

Họ sợ cha mẹ buồn, sợ cha mẹ không tự hào, sợ cha mẹ phải gánh chịu miệng lưỡi thiên hạ... hơn cả đòn roi của chồng.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên những người vợ bị bạo hành cần phải mạnh mẽ tự cứu mình, hãy đặt mạng sống của mình và con, sức khoẻ thể chất và tinh thần của mẹ và con lên trên mặc cảm mất thể diện.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ phải thường xuyên chứng kiến bạo lực gia đình hoặc là nạn nhân của sự lạm dụng có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài.

Những đứa trẻ chứng kiến cha đánh mẹ hay ngược lại cũng có nguy cơ bạo lực cao hơn trong các mối quan hệ tương lai. Chúng có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Chúng luôn cảnh giác, tự hỏi khi nào vụ bạo lực tiếp theo sẽ xảy ra.

Những đứa trẻ đó có thể tham gia vào các hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng rượu hoặc ma túy. Chúng cũng hay mặc cảm và thường gặp khó khăn trong việc kết bạn.

Không ít đứa trẻ như vậy hay đánh nhau, bắt nạt người khác. Về lâu dài, những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình thường xuyên có bạo hành dễ rơi vào "vòng xoáy bạo lực" khi trưởng thành.

Một cậu bé thường xuyên nhìn thấy mẹ bị bố bạo hành có khả năng lạm dụng bạn gái/vợ khi trưởng thành cao gấp 10 lần. Một cô gái lớn lên với những trải nghiệm về cha đánh đập mẹ có khả năng bị lạm dụng tình dục cao hơn 6 lần so với cô gái không phải chứng kiến cảnh đó.

Vậy nhưng, nhiều phụ nữ bị bạo hành lại cho rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là điều "bình thường" và rằng phụ nữ cần phải chịu dựng những gì đang diễn ra vì hạnh phúc gia đình.

Để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, các chuyên gia cho rằng, nếu xảy ra tình trạng này, người phụ nữ cần phải gạt bỏ những quan niệm cổ hủ, cắn răng cam chịu, nên lên tiếng, ngoài ra cần phải có các hình thức đấu tranh bằng cách báo cáo chính quyền địa phương, đến nhà người thân ở nhờ; "cấm vận"; tham vấn các tổ chức tư vấn, pháp lý để có biện pháp đề phòng…

Và các bà vợ hãy mạnh dạn vứt ra khỏi cuộc đời mình những gã chồng vũ phu. Đừng tha thứ vì bạn sẽ tiếp tục bị bạo hành. Đừng sợ bị xã hội chê cười. Yêu chính mình là điều cần thiết nhất! Đàn ông không phải là tất cả đối với cuộc đời chúng ta.

ly-hon3-1736585909239405727269-29-0-484-728-crop-1736585915399407764412.jpgLy dị gần 50 năm rồi quay lại với nhau: Nối chuỗi ngày đau khổ hay viết tiếp chương hạnh phúc?

GĐXH - Không chỉ tái hợp mà cặp đôi còn tổ chức hôn lễ lần 2 trước sự chứng kiến của các con, cháu, chắt.

cu-ong6-17363287879921499181210-0-0-375-600-crop-17363288074568936657.jpgTrúng số, cụ ông liền bỏ vợ chạy theo tình trẻ nóng bỏng để rồi gặp nạn khi gắng sức 'chuyện giường chiếu'

GĐXH - Chưa kịp tận hưởng vinh hoa, ông đã mất mạng vì không tự lượng sức mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022