Tiểu Trương, một chàng trai đến từ Chiết Giang (Trung Quốc), đã yêu Tiểu Lý suốt 3 năm. Cả hai đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân thì xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng: nhà gái yêu cầu sính lễ lên đến 380.000 Nhân dân tệ (hơn 1,3 tỷ đồng).

Dù cố gắng xoay sở, Tiểu Trương vẫn không thể đáp ứng mức sính lễ quá sức với điều kiện gia đình.

Anh nhiều lần thuyết phục bạn gái thương lượng lại, nhưng Tiểu Lý giữ nguyên lập trường. Cảm thấy bế tắc và áp lực, Tiểu Trương đành đưa ra quyết định chia tay.

ban-trai1-17471272005081541803461.jpg

Cô gái khóc lóc vì bị bạn trai chia tay. Ảnh minh họa Sohu

Ngay khi biết tin, Tiểu Lý suy sụp, gục xuống nhà hàng và khóc lóc thảm thiết, không hiểu vì sao người yêu lại "vì tiền mà buông tay".

Nhưng Tiểu Trương cũng đau lòng không kém – anh nhận ra rằng tình yêu của họ không thể vượt qua rào cản vật chất.

Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Đa phần ủng hộ quyết định của Tiểu Trương, cho rằng nếu tình yêu thật sự, cả hai nên cùng nhau vượt khó, thay vì đặt nặng tiền bạc. Một người mang tiền ra để cân đong đo đếm hạnh phúc thì đó không phải tình yêu đích thực.

"Cô dâu cứ nói không ngờ bạn trai lại vì tiền mà từ bỏ tình yêu, nhưng cô ấy không hiểu số tiền đó lớn thế nào. Nếu cô thực sự yêu anh ta, hai người về chung một nhà thì sau này khó khăn ấy ai gánh?

Chắc chắn cả hai người sẽ phải cùng nhau trả nợ số tiền đó. Vậy tại sao cô không vì tình yêu mà khoan nhượng?", một người bình luận.

Tiền sính lễ – "gánh nặng" hôn nhân ở nông thôn Trung Quốc

ban-trai2-1747127222610282437807.jpg

Tiền sính lễ, nếu không được nhìn nhận đúng đắn, có thể biến tình yêu thành một cuộc "mua bán", nơi mà hạnh phúc bị đem ra mặc cả. Ảnh minh họa

Tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, sính lễ – vốn dĩ là một nghi thức truyền thống để thể hiện sự trân trọng cô dâu – đang trở thành rào cản lớn khiến nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ.

Ở những khu vực như Hà Nam, An Huy, Chiết Giang…, mức sính lễ thường lên đến hàng trăm nghìn Nhân dân tệ, thậm chí có nơi vượt quá 500.000 tệ (gần 2 tỷ đồng). Khoản tiền này được xem là "bằng chứng" thể hiện sự chân thành và khả năng tài chính của nhà trai.

Tuy nhiên, với thu nhập trung bình ở nông thôn, đây là một gánh nặng quá sức.

Nhiều thanh niên trẻ buộc phải vay nợ, bán đất hoặc nhờ vả cả gia đình mới có thể lo đủ sính lễ.

Điều này không chỉ gây áp lực kinh tế mà còn kéo theo nhiều hệ lụy như trì hoãn hôn nhân, nợ nần chồng chất sau cưới, hoặc tệ hơn là chia tay người mình yêu vì không kham nổi "giá cô dâu".

Một số địa phương và chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi giảm mức sính lễ và thay đổi tư duy cưới hỏi nặng vật chất.

Tuy nhiên, với quan niệm truyền thống vẫn còn ăn sâu, sự thay đổi này không dễ dàng.

Tiền sính lễ, nếu không được nhìn nhận đúng đắn, có thể biến tình yêu thành một cuộc "mua bán", nơi mà hạnh phúc bị đem ra mặc cả – điều khiến không ít người trẻ Trung Quốc cảm thấy chán nản và mất niềm tin vào hôn nhân.

edit-ngoai-tinh1-17470430819881070991377-0-0-440-704-crop-1747043086317904081413.jpegMột cú click cả gia đình sụp đổ: Con gái gọi người khác là bố, kết quả ADN xé nát tim người chồng

GĐXH - Anh phát hiện sự thật chấn động: vợ ngoại tình, con gái không cùng huyết thống. Cả gia đình tan vỡ chỉ vì một cú nhấn nút định mệnh.

ket-hon4-17470241757891569704580-0-55-446-769-crop-17470241825211808399940.jpgQuá nóng ruột muốn con trai kết hôn, ông bố làm điều đến con cũng phải 'vái lạy'

GĐXH - Nóng lòng vì con trai chưa chịu cưới vợ, ông bố đã quyết định tự đứng ra book tiệc cưới, tuyên bố sẽ tổ chức "dù có cô dâu chú rể hay không"

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022