Phù dâu gây phẫn nộ vì giấu đồ vào chỗ nhạy cảm bắt chú rể lấy ra mới cho đón dâuĐỌC NGAY
Trong hôn nhân, đôi khi cách chi tiêu không bàn bạc dễ dàng dẫn đến những nứt vỡ trong tình cảm. Nó chính là nguyên nhân khiến vợ chồng nảy sinh những suy diễn khiến cuộc sống hôn nhân trở nên mệt mỏi, nghi ngờ lẫn nhau.
Người chồng tự chuyển tiền biếu Tết về quê không báo vợ
Đôi vợ chồng Thắng và Huyền kết hôn được 3 năm, vì đều tay trắng lập nghiệp nên cả hai vẫn đang cố gắng phấn đấu mỗi ngày để có nhà, có xe, để con cái có cuộc sống tốt đẹp. Hai bên hoàn cảnh gia đình đều bình thường, bố mẹ cũng không có lương hưu. Thành ra hai vợ chồng cũng thường xuyên biếu tiền bố mẹ hai bên.
Hàng tháng, khi thì mỗi nhà 2 triệu, khi thì mỗi nhà 3 triệu, Huyền vẫn đều đặn gửi về cho bố mẹ. Ngay từ ban đầu, hai vợ chồng đã thống nhất nội ngoại như nhau. Những khoản tiền biếu thì luôn công bằng, không có bên hơn bên thiệt. Điều này mới có thể giữ được hôn nhân trên một nền tảng công bằng nhất.
Tuy nhiên mới đây, Huyền bất ngờ phát hiện ra một bí mật của chồng.
Cô kể: "Trưa nay chồng đi liên hoan lớp, mình đang ở nhà thì thấy tin nhắn của mẹ chồng. Bà gửi cảm ơn tiền hai vợ chồng biếu Tết.
Điều này khiến mình vô cùng bất ngờ bởi hai vợ chồng đã bàn bạc và thống nhất từ trước là tầm giữa tháng Chạp sẽ gửi tiền biếu vì lúc đó tiền thưởng của mình sẽ về. Vì năm nay hoa hồng của mình ổn hơn nên sẽ biếu bố mẹ hai bên mỗi nhà 10 triệu đồng. Đã thống nhất như thế ngay từ đầu nhưng chẳng hiểu sao chồng lại 'lén' gửi về cho mẹ chồng trước. Điều đáng nói hơn, anh ấy không hề thông báo với mình.
Mình nghe khá giận nhưng biết là không nên nổi giận với mẹ chồng nên cũng bình tĩnh đáp lại rằng không có gì cả, mẹ cứ cầm tiền mà sắm Tết. Ai ngờ, mẹ chồng tiết lộ thêm bí mật khác: "Bố mẹ già rồi, sắm sửa nhiều gì mà gửi những 20 triệu con. Vợ chồng để tiền tích cóp mà chăm lo cái nhà cái cửa con ạ". Đến lúc này, mình mới biết chồng đã gửi về những 20 triệu cho bố mẹ chồng".
Ảnh minh họa.
Theo đó, về kinh tế, hai vợ chồng Huyền không theo trường phái "tiền ai nấy tiêu". Hàng tháng tiền của hai vợ chồng đều do cô giữ. Cô sẽ để riêng ra phần nào sinh hoạt, phần còn lại sẽ gửi tiết kiệm, tích cóp cho gia đình. Mọi thứ đều rất rõ ràng và công khai. Bởi vậy, hành động của Thắng khiến cô vừa thất vọng vừa tủi thân.
Sau khi Thắng về nhà, cô hỏi thẳng chuyện gửi tiền. Ai ngờ câu trả lời của anh khiến cô sững sờ: "Anh có quyền quyết định một nửa tài sản của gia đình mà. Tiền này là tiền hoa hồng của anh, anh gửi cho bố mẹ mình thì có gì sai. Chỉ gửi hơn có 10 triệu mà em cáu kỉnh, vậy hôm sau em cứ gửi thêm cho bố mẹ em 10 triệu đi".
Con dâu phẫn nộ vì bố mẹ chồng kêu sẽ thưởng nóng nếu sinh con theo nguyện vọng của ông bàĐỌC NGAY
Huyền đã nói thẳng rằng điều này không liên quan gì đến số tiền. Vấn đề là cả hai đã bàn bạc từ trước từ số tiền biếu Tết và cả ngày biếu, bây giờ chồng lại âm thầm gửi cho bố mẹ chồng, không bàn với vợ.
"Nếu như anh muốn thì chúng ta rạch ròi tiền bạc, ai tiêu tiền nấy, anh làm như thế là không tôn trọng em và quên cái giọng điệu anh có quyền làm với một nửa tài sản của gia đình đi",cô đáp lại. Từ đó, đã 2 ngày trôi qua, vợ chồng cô vẫn còn chiến tranh lạnh. Chỉ vì khoản tiền biếu Tết không báo với vợ mà cả hai đã gặp phải thử thách lớn nhất trong cuộc hôn nhân.
Điều cơ bản của nền tảng kinh tế hôn nhân
Ai cũng biết rằng chuyện kinh tế, tiền nong trong hôn nhân vô cùng quan trọng. Nhưng làm thế nào để có thể dung hòa cả hai bên, khiến cả vợ lẫn chồng hài lòng về cách phân chia kinh tế cũng là điều khiến người ta đau đầu.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất về kinh tế hôn nhân đó chính là sự công bằng. Nguyên tắc cơ bản thứ hai là sự rạch ròi.
Cả hai vợ chồng Huyền có vẻ như đã thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, cuối cùng chính Thắng lại phá hủy đi nguyên tắc về kinh tế gia đình, đẩy cuộc hôn nhân vào một "cuộc chiến" của hai vợ chồng.
Nếu như ban đầu, anh thoải mái nói với vợ rằng vì mình có nhiều tiền hoa hồng hơn nên sẽ gửi cho bố mẹ hai nhiều hơn tiền biếu Tết. Có lẽ cả hai sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra.
Ảnh minh họa.
Mối quan hệ hôn nhân thực chất rất dễ bị tổn thương. Nó dựa trên tình yêu và sự tin tưởng trong cuộc sống mà cả hai dành cho nhau. Nhưng tình yêu là một định nghĩa rất mơ hồ, đôi khi nó có thể bị bào mòn bởi thời gian và nhiều những hiện thực tầm thường của cuộc sống. Bởi vậy, sự tin tưởng và tôn trọng chính là điều gắn kết tình yêu. Nhờ có nó, cả hai sẽ giữ được mối quan hệ bền chặt, hạnh phúc.
Tuy nhiên, những hành động đi lệch với cam kết, tự tiện định đoạt tài sản hay không có sự tôn trọng cơ bản sẽ là điều tiêu hao lòng tin. Nếu lòng tin bị cạn thì mối quan hệ sẽ khó bền chặt, dài lâu.
Việc bàn bạc về kinh tế không chỉ thể hiện sự tôn trọng giữa cả hai dành cho nhau mà còn là cách để nói lên tinh thần đóng góp cho cuộc hôn nhân.
Nếu như cả hai đều mặc định mình là chủ nhân của một nửa gia sản trong nhà. Mình hoàn toàn có quyền tự quyết định cho tặng, biếu ai đó phần gia sản của mình thì cuộc hôn nhân làm sao mà tiếp tục được nữa.
Bởi vậy mới nói, trừ những khoản chi tiêu nhỏ hằng ngày không cần bàn bạc ra thì những khoản lớn, hai vợ chồng nên trao đổi ý kiến của nhau. Nó là cách thể hiện lòng tin, sự tôn trọng trong hôn nhân. Đồng thời, đó cũng là một điều quan trọng, điều cốt lõi để tạo nên nền tảng kinh tế vững chắc trong một cuộc hôn nhân dài đằng đẵng.
GĐXH - Người mẹ không quan tâm đến đông đảo quan khách phía dưới, bà liên tục chửi mắng thậm tệ các con.
Giá buffet có đang quá cao