Mỗi người trẻ đều có những hình mẫu của riêng mình để học hỏi theo. Những câu chuyện về cá nhân thành công, giàu có và có tầm ảnh hưởng đã dần trở nên phổ biến.
Nhiều cha mẹ luôn muốn hướng con đi theo con đường mà những người thành đạt, giỏi giang từng đi, nhưng thực tế, mọi thứ lại không diễn ra như vậy. Điều này dễ lý giải, bởi nếu không, tất cả những người đọc sách về các tấm gương đó có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính của họ.
Ví dụ, Alex là cậu bé yêu thích máy tính từ nhỏ. Một lần, cha đọc cho anh nghe câu chuyện về Steve Jobs. Từ đó, chàng trai trẻ tuổi này bắt đầu thu thập tất cả thông tin về Apple. Khi đến tuổi học đại học, Alex quyết định không cần đi học, bởi vì Steve Jobs không cần tấm bằng đại học mà vẫn có thể thành công.
Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, Alex vẫn buộc phải đi học nếu muốn được thăng chức. Anh thường nói đùa rằng: "Những gì tốt cho Steve Jobs thì với tôi – một người bình thường, đó chỉ là một sự lãng phí thời gian".
Ngoài ra bố mẹ cũng nên tránh những sai lầm khác khi dạy con về tiền bạc dưới dây:
Trẻ cần phải biết tôn trọng đồng tiền và biết cân nhắc chi tiêu từ khi còn bé. Ảnh minh họa
Coi nhu cầu và mong muốn là một
Một phần quan trọng khác về kiến thức tài chính là dạy cho trẻ em sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nhu cầu là nơi ở, thức ăn, còn mong muốn có thể là đồ chơi mới và kẹo. Ngoài việc nói về sự khác biệt, cha mẹ có thể làm gương.
"Bạn sẽ khó dạy con hoặc giá trị của việc tiết kiệm nếu bạn liên tục quẹt thẻ tín dụng. Sai lầm lớn nhất mà ta có thể mắc phải khi làm cha mẹ là không cải thiện thói quen, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của chính chúng ta", Kumiko Love, cố vấn tài chính, người sáng lập The Budget Mom cho hay.
Giả dụ con bạn nói bé muốn chiếc áo giá 100 nghìn đồng và bạn bảo con ích kỷ, đang lãng phí tiền không đâu thì có thể trẻ sẽ nhận tín hiệu rằng bé đã sai khi mong muốn một điều gì đó. Bố mẹ có thể thay thế bằng thông điệp khác tới con như: "Chiếc áo đắt hơn khả năng mà bố mẹ có thể mua" hoặc "Chúng ta cần để dành tiền để mua sắm những thứ khác".
Nói dối khi con đòi mua thứ gì đó
Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã thống kê rằng, một bé có thể đòi hỏi hơn 100 thứ mỗi ngày với cha mẹ mình. Phụ huynh vì muốn bé chấm dứt đòi hỏi ngay lập tức thường trả lời ngay là: "Mẹ không có đủ tiền" hoặc "Mẹ không đủ khả năng mua thứ này đâu. Nhà mình nghèo lắm". Khi đó bé sẽ thôi không vòi vĩnh, còn mẹ cũng nhẹ nhõm vì giải tỏa được áp lực.
Tuy nhiên những lời nói dối tưởng như vô hại này về lâu dài lại không có hiệu quả giáo dục với bé. Khi lớn hơn bé có thể biết là cha mẹ luôn có tiền, đủ điều kiện kinh tế chứ không phải không có tiền. Bởi vậy khi còn đòi mua thứ gì đó mà bạn muốn từ chối, bạn hãy trung thực và đơn giản khi trả lời bé: "Mẹ có tiền đây nhưng mẹ không thể mua món đồ chơi này cho con. Nó quá đắt" hoặc "Mẹ còn tiền nhưng tiền này để mua rau, mua thịt, mua sữa... nữa".
Đồng thời, bạn có thể giải thích thêm lý do vì sao bạn không thể mua thứ bé đòi hoặc chỉ cho bé được chọn mua thứ gì cần thiết hơn cả. Điều này giúp bé có thói quen biết cân nhắc khi muốn mẹ mua cho thứ gì.
Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho bé. Ảnh minh họa
Tiền luôn có sẵn
Ông Tim Sheehan khuyên người lớn nên giúp trẻ hiểu rõ tiền kiếm được từ sức lao động chứ không có sẵn hay đơn giản là "mọc trên cây".
"Bạn có thể cho con làm việc vặt trong nhà, điều này sẽ giúp chúng hiểu nếu làm việc thì sẽ có tiền".
Quá trình này cũng giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm và có thêm kinh nghiệm làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
Không tiêu tiền cho những thứ phù phiếm
Ngoài các bài học trong sách vở, nhiều cha mẹ không cho trẻ có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ từ những môi trường khác như tham quan bảo tàng, nhà hát hay phòng trưng bày nghệ thuật vì cho rằng điều đó là tiêu tốn vào những thứ phù phiếm.
Nhưng thực tế, những hoạt động này có thể sẽ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, tiếp nhận thêm được những kiến thức giá trị vốn không có trong sách vở.
Được mua sắm thỏa thích
Chuyên gia ngân sách Mỹ Andrea Woroch tin rằng sai lầm lớn nhất nhiều cha mẹ gặp phải là chiều con, sẵn sàng mua cho con những gì chúng thích.
"Nếu bạn liên tục mua cho con những thứ đồ chơi chúng đòi hỏi, bạn đang truyền cho chúng thói quen mua sắm bốc đồng". Thay vào đó, hãy coi đây là một cơ hội để giảng giải cho bé về tài chính.
Khi con gái của Woroch muốn một cái gì đó mới, cô sẽ hỏi con vì sao gia đình mình tới cửa hàng và đồ chơi không nằm trong danh sách mua sắm. Nếu trẻ thực sự cần món đồ đó, bạn có thể cân nhắc hoặc hứa tặng trẻ vào dịp sinh nhật, Giáng sinh.
Bà Andrea Woroch tin rằng sai lầm lớn nhất nhiều cha mẹ gặp phải là chiều con, sẵn sàng mua cho con những gì chúng thích. Ảnh minh họa
Không định hướng cách chi tiêu cho bé
Nuôi dạy con trở thành người có ích không phải là dễ. Cha mẹ luôn muốn những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ. Thế nên đôi khi con cái có đòi hỏi quá nhiều thứ phi lý, các bậc phụ huynh vẫn sẵn lòng đáp ứng.
Những sai lầm trong các bài học chi tiêu có thể hình thành rất sớm ở các bé, nhất là khi gia đình có điều kiện và có thói quen tiêu tiền phung phí. Bé sẽ biết bố mẹ có tiền nên không cần cân nhắc, cứ mặc sức mua. Điều này khiến kỹ năng quản lý và tiêu tiền ở bé rất kém.
Ở những giai đoạn đầu đời, bé học hỏi và bắt chước cha mẹ chi tiêu như một cái máy. Tức là bé nhớ mẹ tiêu tiền hoang phí nên "copy" theo. Bởi thế cha mẹ cần luôn là tấm gương về chi tiêu hợp lý cho con.
Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho bé. Nếu bạn thấy bé muốn lãng phí tiền trong con lợn đất vào những món đồ nữ trang ngớ ngẩn, hãy gợi ý để bé chỉ mua một món. Một món còn lại, bé có thể mua sau, vào dịp khác.
Tiết kiệm là tất cả
Tiết kiệm tiền là điều quan trọng, nhưng cha mẹ không nên xem đó là điều duy nhất cần làm.
"Thay vì tiết kiệm, tại sao bạn không dạy con cách phát triển số tiền chúng kiếm được?", bà Kiyosaki đặt câu hỏi.
Chuyên gia tài chính khuyên các gia đình nên dạy trẻ hiểu về các kiến thức tài chính như quỹ tương hỗ hoặc cách phát triển một doanh nghiệp nhỏ.
Lấy tiền làm phần thưởng
Vẫn còn nhiều tranh cãi trong vấn đề lấy tiền làm phần thưởng, ví dụ như dùng tiền để tặng cho trẻ khi chúng đạt điểm cao trong bài kiểm tra hay phụ giúp mẹ làm xong việc nhà. Nhưng theo các chuyện gia, điều này không hẳn tốt.
Cha mẹ của Alexandra luôn khuyến khích con học tốt bằng cách sử dụng tiền như phần thưởng tạo động lực khi cô bé đạt điểm cao. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho đến một ngày, cha mẹ Alexandra phát hiện ra rằng con gái đã dựng lên một câu chuyện thương tâm ở trường khiến giáo viên thương cảm và cho cô bé điểm cao.
Cô bé thậm chí còn nói dối giáo viên rằng cha mẹ luôn chỉ trích khi bản thân đạt điểm kém. Biết chuyện, cha mẹ Alexandra tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý học và quyết định ngừng việc thưởng tiền cho con.
GĐXH - Mặc dù ngoại hình của cô bé vô cùng dễ nhìn nhưng cô lại tự ti về bản thân, lý do bắt nguồn từ kiểu nuôi dạy độc hại của cha mẹ cô.
GĐXH - Tương lai một đứa trẻ ra sao phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày, có những việc làm của cha mẹ có thể tác động rất lớn đến của con cái.
Loại củ rẻ tiền rất giàu vitamin C, kali gấp 3 lần chuối