rau_1.jpeg

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Babychick.

Rau cung cấp cho trẻ em năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Chúng bảo vệ trẻ chống lại các bệnh mạn tính sau này như bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư.

Mikie Rangel, chuyên gia dinh dưỡng tại Children’s Health, Texas, cho biết rau là một phần của chế độ ăn uống đầy đủ, hỗ trợ nhiều hệ thống và chức năng của cơ thể chúng ta. Cả trái cây và rau quả đều là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của chúng ta.

Hầu hết bậc cha mẹ đều hiểu điều này nhưng thật không may, họ gặp khó khăn và áp lực xung quanh việc cho trẻ ăn rau hay kết hợp rau với sở thích đang phát triển và thay đổi của trẻ.

Điều này có thể khiến cha mẹ cảm thấy căng thẳng và cảm giác tội lỗi. Nhưng có những cách giúp cha mẹ hay người trông trẻ để giảm bớt những cảm xúc đó.

"Sự kiên nhẫn và môi trường tích cực sẽ giúp trẻ cởi mở hơn trong việc đưa rau vào bữa ăn hàng ngày”, bà Rangel chia sẻ.

Ăn bao nhiêu rau một ngày là đủ cho trẻ?

Chúng ta có lẽ quen thuộc với quy tắc chung là cần bổ sung 3-5 phần rau mỗi ngày cho trẻ em. Nhưng hướng dẫn “Choose My Plates” từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra các khuyến nghị cụ thể hơn nhiều dựa trên độ tuổi của trẻ em.

- Trẻ em 2-3 tuổi nên có 1-1,5 khẩu phần rau/ngày

- Trẻ em 4-8 tuổi nên có 1,5-2,5 khẩu phần rau/ngày

- Bé gái 9-13 tuổi nên ăn 2-4 khẩu phần rau/ngày.

- Bé trai 9-13 tuổi nên ăn 2,5-4 khẩu phần rau/ngày.

- Bé gái 14-18 tuổi nên ăn 2,5-4 khẩu phần rau/ngày.

- Bé trai 14-18 tuổi nên ăn 3-4 khẩu phần rau/ngày.

Theo USDA, một chén rau sống, nấu chín hoặc nước ép rau, hoặc hai cốc rau xanh sống, có thể được coi là một khẩu phần từ nhóm rau.

Một khẩu phần rau sẽ không giống nhau ở mọi đứa trẻ, trẻ nhỏ hơn cần khẩu phần nhỏ hơn. Trẻ mới biết đi có thể ăn một vài muỗng canh rau vào các bữa chính và bữa phụ nhưng có thể không ăn hết một chén rau trong một lần.

rau_2.jpg

Hãy để trẻ cùng chọn một loại rau để ăn trong bữa ăn. là cách giúp trẻ tiếp xúc hơn với rau. Ảnh: Parentmap.

Cách giúp trẻ thích ăn rau hơn

Nếu trẻ khó ăn rau hoặc không thích ăn, chúng không có khả năng chuyển từ ăn một vài thìa rau (hoặc ít hơn) sang ăn một chén hoặc nhiều hơn chỉ trong một đêm. Điều quan trọng là cha mẹ phải tìm cách giúp trẻ thấy hứng thú với rau và từ đó hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Nghiên cứu Trẻ sơ sinh và Trẻ mới biết đi tập ăn phát hiện ra đến 15 tháng tuổi, các nhóm khoai tây chiên là loại rau củ được tiêu thụ phổ biến nhất.

Mặc dù chúng có thể ngon, bổ dưỡng phần nào đó trong chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh, sự đa dạng thực sự quan trọng khi nó liên quan đến lượng rau tiêu thụ (và lượng thức ăn nói chung). Vì thế, cung cấp các lựa chọn cho trẻ em tiếp xúc với nhiều loại chất dinh dưỡng, hương vị và kết cấu là cần thiết.

Hầu hết chuyên gia khuyên cha mẹ nên bắt đầu sớm bằng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Các cách cụ thể như:

- Người lớn hãy làm gương tốt cho trẻ bằng cách tự ăn rau trước mặt trẻ.

- Cung cấp nước sốt salad và các loại nước chấm khác như món ăn kèm với rau.

- Trộn rau với thức ăn mà trẻ thích như thêm vào nước sốt mì Ý, làm lớp phủ rau trên bánh pizza, hoặc trộn trong món thịt hầm hoặc súp.

- Hãy tạo cơ hội cho trẻ tự trồng rau hoặc đi chợ nông sản để mua rau sạch.

- Hãy để trẻ cùng chọn một loại rau cho bữa ăn.

- Cắt rau củ thành nhiều hình dạng khá nhau như dạng xoắn hay hình sao để thu hút sự chú ý của trẻ.

- Cho trẻ ăn rau sống chẳng hạn cà rốt như một bữa ăn nhẹ (nhưng hãy thận trọng nếu trẻ dưới 4 tuổi).

- Đừng choáng ngợp với quá nhiều sự lựa chọn mới cùng một lúc. Tập trung vào việc giới thiệu thực phẩm mới cho trẻ và cung cấp các khẩu phần nhỏ lúc đầu.

- Hãy nhớ rằng một số người kén ăn sẽ không thử một loại rau mới cho đến khi họ nhìn thấy nó từ 20 lần trở lên. Để thức ăn trên bàn hoặc trên đĩa của trẻ được coi là việc trẻ tiếp xúc với thức ăn đó và giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú với thức ăn đó.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022