Để đối phó với nỗi đau, Kaur đã tìm đến Gurdwara - nơi thờ cúng của những người theo đạo Sikh và được ban phước lành. Nhờ những lời dạy, cô bắt đầu học cách chấp nhận diện mạo mới sau nhiều năm sống trong đau khổ, dằn vặt.

Hiện, người phụ nữ 33 tuổi nói yêu vẻ bề ngoài của bản thân, từ chối cạo râu dù liên tục bị nhầm là nam giới cho đến khi cất giọng. Hàng ngày, cô cùng các anh trai làm nông để trang trải cuộc sống. Hình ảnh Kaur lái xe máy quanh làng cũng trở nên quen thuộc với mọi người.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2023-03-9004-7996-1679118239.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=brE0pjVKlYc2iPslTTzneA

Mandeep Kaur trước và sau khi đột nhiên mọc râu trên mặt. Ảnh: Jam Press

Mandeep Kaur không phải người phụ nữ đầu tiên mọc râu. Alma Torres, 30 tuổi, sống ở Bronx, New York (Mỹ) mắc hội chứng buồng trứng đa nang từ năm 15 tuổi, khiến cô mọc nhiều lông trên mặt.

Nhưng sau 8 năm kiên trì cạo, tẩy lông, Alam quyết định để râu rậm và lấy những trải nghiệm của bản thân để truyền cảm hứng cho người khác. "Tôi yêu những khiếm khuyết trên cơ thể và mong mọi người cũng vậy", cô khẳng định.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2023-03-2112-9782-1679118239.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GfpGvkQ7T3L1LnIol2ADZw

Kaur chụp ảnh cùng anh trai tại bang Punjab, trong diện mạo mới. Ảnh: Jam Press

Đại học Monash (Australia) cho biết tình trạng mọc lông bất thường cần phải đi kiểm tra y tế. Kem tẩy lông là sản phẩm chuyên dùng của chị em phụ nữ, nhưng với các trường hợp đặc biệt như mọc lông quá nhiều, điều trị y tế là lựa chọn hàng đầu.

Theo nghiên cứu, một trong những lý do phổ biến nhất khiến lông mọc quá nhiều ở phụ nữ (chứng rậm lông) là do hội chứng đa nang (PCOS). Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc và steroid đồng hóa cũng có thể là tác nhân gây ra chứng rậm lông.

Minh Phương (Theo News.com.au, Dailymail)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022