Cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) là động vật có vú sống lâu nhất trên Trái Đất. Giới nghiên cứu chưa biết chính xác tuổi thọ của loài cá voi sống ở Bắc Cực và vùng lân cận này nhưng mũi lao bằng đá tìm thấy ở một số cá thể cho thấy chúng có thể sống trên 100 năm, thậm chí tới hơn 200 năm, theo Cục quản lý Đại Dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Cá voi đầu cong có đột biến ở gene ERCC1 giúp sửa chữa ADN bị tổn thương, bảo vệ chúng khỏi ung thư. Ngoài ra, một gene khác là PCNA tham gia phát triển và sửa chữa tế bào, làm chậm quá trình lão hóa. Ảnh: Alamy
Cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) là động vật có vú sống lâu nhất trên Trái Đất. Giới nghiên cứu chưa biết chính xác tuổi thọ của loài cá voi sống ở Bắc Cực và vùng lân cận này nhưng mũi lao bằng đá tìm thấy ở một số cá thể cho thấy chúng có thể sống trên 100 năm, thậm chí tới hơn 200 năm, theo Cục quản lý Đại Dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Cá voi đầu cong có đột biến ở gene ERCC1 giúp sửa chữa ADN bị tổn thương, bảo vệ chúng khỏi ung thư. Ngoài ra, một gene khác là PCNA tham gia phát triển và sửa chữa tế bào, làm chậm quá trình lão hóa. Ảnh: Alamy
Cá quân rougheye (Sebastes aleutianus) là một trong những loài cá sống lâu nhất và có tuổi thọ ít nhất 205 năm, theo Cơ quan cá và động vật hoang dã Washington. Loài cá màu hồng hoặc nâu này sống ở Thái Bình Dương từ California tới Nhật Bản. Chúng dài tới 97 cm và ăn động vật khác như tôm và cá nhỏ. Ảnh: Alamy
Cá quân rougheye (Sebastes aleutianus) là một trong những loài cá sống lâu nhất và có tuổi thọ ít nhất 205 năm, theo Cơ quan cá và động vật hoang dã Washington. Loài cá màu hồng hoặc nâu này sống ở Thái Bình Dương từ California tới Nhật Bản. Chúng dài tới 97 cm và ăn động vật khác như tôm và cá nhỏ. Ảnh: Alamy
Trai ngọc nước ngọt (Margaritifera margaritifera) là động vật hai mảnh vỏ lọc hạt thức ăn trong nước. Chúng chủ yếu sống ở sông ngòi, phân bố ở châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ và Canada. Con trai ngọc nước ngọt lớn tuổi nhất 280 năm tuổi, theo Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF). Chúng có tuổi thọ dài nhờ trao đổi chất chậm. Ảnh: Irfan M Nur
Trai ngọc nước ngọt (Margaritifera margaritifera) là động vật hai mảnh vỏ lọc hạt thức ăn trong nước. Chúng chủ yếu sống ở sông ngòi, phân bố ở châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ và Canada. Con trai ngọc nước ngọt lớn tuổi nhất 280 năm tuổi, theo Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF). Chúng có tuổi thọ dài nhờ trao đổi chất chậm. Ảnh: Irfan M Nur
Cá mập Greenland (Somniosus microcephalus) sống dưới vùng nước sâu ở Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương. Chúng có thể dài tới 7,3 m và có chế độ ăn đa dạng bao gồm cá và nhiều động vật biển có vú như hải cẩu. Một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí Science ước tính chúng có tuổi thọ tối đa ít nhất 272 năm dựa trên mô mắt. Con cá mập lớn nhất trong nghiên cứu khoảng 392 năm tuổi. Các nhà khoa học suy đoán cá mập Greenland có thể sống tới 512 năm. Ảnh: Alamy
Cá mập Greenland (Somniosus microcephalus) sống dưới vùng nước sâu ở Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương. Chúng có thể dài tới 7,3 m và có chế độ ăn đa dạng bao gồm cá và nhiều động vật biển có vú như hải cẩu. Một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí Science ước tính chúng có tuổi thọ tối đa ít nhất 272 năm dựa trên mô mắt. Con cá mập lớn nhất trong nghiên cứu khoảng 392 năm tuổi. Các nhà khoa học suy đoán cá mập Greenland có thể sống tới 512 năm. Ảnh: Alamy
Giun ống là động vật không xương sống có tuổi thọ dài ở môi trường lạnh dưới biển sâu. Một nghiên cứu vào năm 2017 trên tạp chí Science of Nature phát hiện Escarpia laminata, loài giun ống sống ở đáy biển vịnh Mexico, thường sống tới 200 năm, một số mẫu vật thậm chí sống sót hơn 300 năm. Giun ống có tỷ lệ tử vong thấp do có ít mối đe dọa trong tự nhiên. Ảnh: Ralph White
Giun ống là động vật không xương sống có tuổi thọ dài ở môi trường lạnh dưới biển sâu. Một nghiên cứu vào năm 2017 trên tạp chí Science of Nature phát hiện Escarpia laminata, loài giun ống sống ở đáy biển vịnh Mexico, thường sống tới 200 năm, một số mẫu vật thậm chí sống sót hơn 300 năm. Giun ống có tỷ lệ tử vong thấp do có ít mối đe dọa trong tự nhiên. Ảnh: Ralph White
Ngao đại dương quahog (Arctica islandica) cư trú ở Bắc Đại Tây Dương. Một con ngao đại dương quahog tìm thấy ngoài khơi Iceland vào năm 2006 507 tuổi, theo Bảo tàng Quốc gia Wales tại Anh. Con ngao cổ đại được đặt tên là Minh do sinh ra vào năm 1499 khi nhà Minh thống trị Trung Quốc (từ năm 1368 đến 1644). Ảnh: Gabe Dubois
Ngao đại dương quahog (Arctica islandica) cư trú ở Bắc Đại Tây Dương. Một con ngao đại dương quahog tìm thấy ngoài khơi Iceland vào năm 2006 507 tuổi, theo Bảo tàng Quốc gia Wales tại Anh. Con ngao cổ đại được đặt tên là Minh do sinh ra vào năm 1499 khi nhà Minh thống trị Trung Quốc (từ năm 1368 đến 1644). Ảnh: Gabe Dubois
San hô cấu tạo từ bộ xương ngoài của động vật không xương sống gọi là polyp. Polyp không ngừng nhân lên và thay thế chính chúng bằng bản sao có bộ gene giống y hệt, khiến cấu trúc không ngừng lớn lên. San hô có thể sống hàng trăm năm, nhưng san hô đen biển sâu (Leiopathes sp.) thuộc nhóm san hô sống lâu nhất. Mẫu vật tìm thấy ngoài khơi Hawaii có tuổi thọ ước tính 4.265 năm. Ảnh: Mike Workman
San hô cấu tạo từ bộ xương ngoài của động vật không xương sống gọi là polyp. Polyp không ngừng nhân lên và thay thế chính chúng bằng bản sao có bộ gene giống y hệt, khiến cấu trúc không ngừng lớn lên. San hô có thể sống hàng trăm năm, nhưng san hô đen biển sâu (Leiopathes sp.) thuộc nhóm san hô sống lâu nhất. Mẫu vật tìm thấy ngoài khơi Hawaii có tuổi thọ ước tính 4.265 năm. Ảnh: Mike Workman
Bọt biển cấu tạo từ nhiều quần thể động vật tương tự san hô và có thể sống hàng nghìn năm. Bọt biển 6 tia nằm trong số những loài bọt biển sống lâu nhất trên Trái Đất. Thành viên thuộc nhóm này thường sống dưới biển sâu và có bộ xương giống thủy tinh. Một nghiên cứu vào năm 2012 trên tạp chí Chemical Geology ước tính bọt biển Monorhaphis chuni khoảng 11.000 năm tuổi. Ảnh: Alamy
Bọt biển cấu tạo từ nhiều quần thể động vật tương tự san hô và có thể sống hàng nghìn năm. Bọt biển 6 tia nằm trong số những loài bọt biển sống lâu nhất trên Trái Đất. Thành viên thuộc nhóm này thường sống dưới biển sâu và có bộ xương giống thủy tinh. Một nghiên cứu vào năm 2012 trên tạp chí Chemical Geology ước tính bọt biển Monorhaphis chuni khoảng 11.000 năm tuổi. Ảnh: Alamy
Turritopsis dohrnii được gọi là sứa bất tử bởi chúng có thể sống mãi mãi. Loài sứa bắt đầu vòng đời dưới dạng ấu trùng trước khi bám vào đáy biển và biến đổi thành polyp. Sứa Turritopsis dohrnii trưởng thành đặc biệt ở chỗ chúng có thể chuyển về dạng polyp nếu bị đói hoặc thương tổn, sau đó quay trở lại trạng thái sứa, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. Loài sứa bản xứ ở biển Địa Trung Hải này có thể lặp lại phương thức đảo ngược vòng đời trên nhiều lần, do đó không bao giờ chết vì tuổi già trong điều kiện phù hợp. Ảnh: Alamy
Turritopsis dohrnii được gọi là sứa bất tử bởi chúng có thể sống mãi mãi. Loài sứa bắt đầu vòng đời dưới dạng ấu trùng trước khi bám vào đáy biển và biến đổi thành polyp. Sứa Turritopsis dohrnii trưởng thành đặc biệt ở chỗ chúng có thể chuyển về dạng polyp nếu bị đói hoặc thương tổn, sau đó quay trở lại trạng thái sứa, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. Loài sứa bản xứ ở biển Địa Trung Hải này có thể lặp lại phương thức đảo ngược vòng đời trên nhiều lần, do đó không bao giờ chết vì tuổi già trong điều kiện phù hợp. Ảnh: Alamy
Thủy tức là nhóm động vật không xương sống nhỏ có cơ thể mềm hơi giống sứa. Chúng không có dấu hiệu thoái hóa do tuổi tác. Thủy tức cấu tạo chủ yếu từ tế bào gốc, liên tục tái tạo thông qua nhân bản. Chúng không thể sống vĩnh viễn trong điều kiện tự nhiên do mối đe dọa từ động vật săn mồi và dịch bệnh. Nếu không bị đe dọa, chúng có thể bất tử. Ảnh: Choksawatdikorn
Thủy tức là nhóm động vật không xương sống nhỏ có cơ thể mềm hơi giống sứa. Chúng không có dấu hiệu thoái hóa do tuổi tác. Thủy tức cấu tạo chủ yếu từ tế bào gốc, liên tục tái tạo thông qua nhân bản. Chúng không thể sống vĩnh viễn trong điều kiện tự nhiên do mối đe dọa từ động vật săn mồi và dịch bệnh. Nếu không bị đe dọa, chúng có thể bất tử. Ảnh: Choksawatdikorn