VNE-Jump-2-1483694004_660x0.jpg

Hai nhà thiên văn học Stuart Lowe và Chris North ở Đại học Chicago, Mỹ, tính toán độ cao khi con người nhảy trên các thiên thể dưới ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của hành tinh, theo Business Insider.Trái ĐấtKhi nhảy theo chiều thẳng đứng trên Trái Đất, con người có thể đạt độ cao 0,5 m và duy trì cú nhảy trong một giây.

VNE-Jump-3-1483694004_660x0.jpg

Mặt TrăngLực hấp dẫn trên bề mặt Mặt Trăng chỉ bằng 17% so với trên Trái Đất. Sử dụng cùng lực nhảy như trên Trái Đất, con người có thể đạt độ cao ba mét và ở trên không trung trong khoảng 4 giây.

VNE-Jump-4-1483694005_660x0.jpg

Sao MộcSao Mộc có khối lượng lớn hơn 300 lần so với Trái Đất, do đó con người gần như không thể nhảy được do lực hấp dẫn của hành tinh quá mạnh.

VNE-Jump-5-1483694005_660x0.jpg

Sao HỏaSao Hỏa có kích thước lớn hơn Mặt Trăng nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất. Lực hấp dẫn của hành tinh này cũng chỉ bằng 1/3 so với Trái Đất. Con người có thể nhảy cao khoảng 0,9 mét trên bề mặt sao Hỏa và lưu lại trên không trung trong hai giây.

VNE-Jump-6-1483694006_660x0.jpg

Sao Diêm VươngSao Diêm Vương là hành tinh lùn có lực hấp dẫn chỉ bằng 6% so với Trái Đất. Nếu bật tốt, con người có thể đạt độ cao 7,6 mét và nhìn bao quát toàn cảnh từ trên cao trong 9-10 giây.

VNE-Jump-7_660x0.jpg

Mặt trăng Enceladus của sao ThổMặt trăng Enceladus của sao Thổ chứa đại dương nước lỏng bên dưới lớp vỏ băng và nhiều mạch nước nóng phun lên không trung. Thiên thể này có đường kính chỉ bằng 14% so với Mặt Trăng. Khi nhảy trên Enceladu, con người có thể lên cao tới 43 m trước khi rơi xuống trong trạng thái trôi bồng bềnh và tiếp đất với cùng một lực tương tự như khi nhảy trên Trái Đất. Toàn bộ cú nhảy sẽ kéo dài một phút.

VNE-Jump-8-1483694006_660x0.jpg

Sao chổi 67PSao chổi 67P có lực hấp dẫn yếu tới mức robot thăm dò Philae của Cơ quan Vũ trụ châu Âu phải phóng lao móc xuống bề mặt thiên thể để tiếp đất. Nếu nhảy trên sao chổi 67P, con người sẽ trôi vào khoảng không vũ trụ. Nói cách khác, chân chúng ta đủ mạnh để đạt tốc độ lớn hơn vận tốc thoát của thiên thể.

Phương Hoa (Ảnh: NASA/ESA)

  • (5/1)
  • (5/1)img_blank.gif
  • (26/12)
  • (25/12)img_blank.gif
  • (24/12)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022