Theo đó, điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào các ngành là từ 20 đến 24, tuỳ ngành và tổ hợp xét tuyển. Cụ thể:

screen-shot-2022-08-02-at-173627-16594372214641066102496.png

Mức điểm nhận hồ sơ nêu trên đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng chính sách - theo quy định của Quy chế Tuyển sinh.

Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP HCM, lưu ý thí sinh phải ghi đúng, đầy đủ thông tin về mã ngành và tên ngành; mã phương thức và tên phương thức; mã tổ hợp và tên tổ hợp vào từng nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.

Trường ĐH Luật TP HCM cho biết năm 2022 tiếp tục đẩy mạnh đào tạo liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý), trong đó đặc biệt tập trung vào chương trình đào tạo liên thông từ ngành Quản trị kinh doanh và ngành Ngôn ngữ Anh sang ngành Luật.

Theo đó, sau khi đã học xong năm thứ 2 của ngành thứ nhất (ngành Quản trị kinh doanh hoặc Ngôn ngữ Anh của trường), nếu đạt học lực từ loại khá trở lên, sinh viên sẽ được đăng ký học liên thông sang ngành luật. Sau thời gian từ 5 năm đến 5,5 năm (tính từ năm 2022), nếu sinh viên hoàn thành cả 2 chương trình đào tạo sẽ được trường xét tốt nghiệp và cấp 2 văn bằng cử nhân trình độ đại học hình thức chính quy (trong đó có bằng cử nhân ngành luật).

Trường ĐH Luật cũng thông tin về học phí năm học 2022-2023 và lộ trình đến năm học 2025-2026. Cụ thể:

screen-shot-2022-08-02-at-175452-16594377493351977966555.png

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022