Bao-MT-6728-1660122221.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DqEDAhoZf8T_tJXJG_eX1Q

Minh họa hoạt động trên bề mặt Mặt Trời. Ảnh: DrPixel

Gió Mặt Trời xuất hiện khi luồng plasma và các hạt và plasma năng lượng cao không còn bị lực hấp dẫn của Mặt Trời giữ lại và phóng về phía Trái Đất. Những vụ phóng này được cho là xuất phát từ các "lỗ vành nhật hoa" trên Mặt Trời. Các nhà khoa học cũng đang theo dõi chúng từ Trái Đất. Thông qua việc theo dõi, họ có thể đưa ra dự báo về thời tiết không gian.

Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra những hiện tượng bất ngờ như gió Mặt Trời hôm 7/8. Hiện tượng này không nằm trong dự báo nên cực quang phát sinh từ đó cũng gây ngạc nhiên, theo chuyên trang Space Weather.

Sáng sớm hôm 7/8, Đài quan sát Khí hậu Không gian Sâu của NASA (DSCOVR) ghi nhận những luồng gió Mặt Trời nhẹ, sau đó chúng phát triển một cách mạnh mẽ và bất ngờ. Các chuyên gia chưa rõ nguyên nhân, nhưng cho rằng đây có thể là sự xuất hiện sớm của đợt gió Mặt Trời được dự kiến phóng ra từ một lỗ hổng xích đạo trong khí quyển Mặt Trời hai ngày sau, hoặc cũng có thể là một vụ phun trào nhật hoa (CME) bị bỏ sót.

Hôm 9/8, gió Mặt Trời tốc độ cao vẫn tiếp tục lao vào từ trường Trái Đất với tốc độ 1,99 triệu km/h. Nhờ được khí quyển bảo vệ, gió Mặt Trời không gây hại trực tiếp cho con người trên Trái Đất. Tuy nhiên, gió mạnh có thể ảnh hưởng đến công nghệ của con người, gây ra các vấn đề với vệ tinh viễn thông và lưới điện.

Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động tích cực của chu kỳ kéo dài 11 năm, do đó năm nay xảy ra nhiều bão Mặt Trời. Gió Mặt Trời hôm 7/8 được xếp loại bão Mặt Trời cấp G2 trong thang phân loại từ G1 đến G5, trong đó G1 yếu nhất còn G5 mạnh nhất. Bão G2 có thể ảnh hưởng đến các hệ thống điện ở vĩ độ cao và ảnh hưởng đến dự đoán quỹ đạo của tàu vũ trụ.

Thu Thảo (Theo Science Alert)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022