Chuyển đổi số: Xu thế tất yếu nhưng nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn
Chuyển đổi số tạo ra nhiều lợi ích to lớn cho các tập đoàn đa quốc gia như tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh, tối ưu chi phí vận hành, giảm thiểu chi phí nhân sự, mở rộng tập khách hàng và thị trường tiềm năng, tăng cường trải nghiệm khách hàng… Với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi số không còn là viễn cảnh xa vời, mà đang là xu thế tất yếu.
Chuyển đổi số mang đến vô số cơ hội, nhưng kéo theo đó cũng là vô vàn thách thức cho doanh nghiệp. Theo khảo sát của Bộ Công Thương tháng 8/2022, có tới 60% doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong việc duy trì chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ; 26% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân sự, thiếu kiến thức vận hành thiết bị điện tử; và 23% lo ngại về bảo mật, rò rỉ dữ liệu.
Nhiều nhà quản lý chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, chưa có cơ hội tiếp cận với công nghệ để áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp, dẫn đến quá trình chuyển đổi số bị trì trệ hoặc không đem lại hiệu quả.
Yếu tố then chốt để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Chuyển đổi số yêu cầu sự kiện toàn, đổi mới của toàn bộ bộ máy doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng nguồn "nhân lực số", có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh; ngoài ra còn nhanh nhạy với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua đào tạo bài bản và liên tục đổi mới.
Song song với đó, để phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực số, doanh nghiệp cũng cần đầu tư đúng mực vào trang thiết bị, cụ thể là máy tính do đây là "bánh răng vận hành" của các công ty trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm khi vội vàng đầu tư vào những công nghệ hiện đại nhưng không đúng trọng tâm, dẫn đến tốn kém ngân sách nhưng hiệu quả trả về lại không cao. Nhà quản lý cần có sự phân tích kỹ lưỡng vào từng mắt xích của hoạt động kinh doanh để chọn lọc những nhu cầu thiết thực nhất, tránh gây lãng phí.
Máy tính đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch chuyển đổi số thành công (Ảnh: ASUS).Trái ngược lại, tiết kiệm quá mức cũng sẽ mang đến những hệ quả tai hại. Sử dụng các loại máy tính không đạt chuẩn để gánh vác trọng trách lớn của doanh nghiệp mở ra nhiều rủi ro lớn về tính ổn định, hiệu quả công việc, độ bảo mật, khả năng quản lý, hỗ trợ lâu dài… Chỉ cần hệ thống máy tính gặp phải một trong số các sự cố như trục trặc phần cứng, rò rỉ dữ liệu hay thiếu sức mạnh xử lý công việc, doanh nghiệp sẽ phải trả giá bằng tiền bạc và uy tín.
Chính vì vậy, để đảm bảo quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần đến các giải pháp máy tính chuyên dụng. Là thương hiệu laptop doanh nghiệp tốt nhất 2021 theo bình chọn của PCMag, ASUS hiểu rõ nhu cầu của người làm việc và nhà quản lý để tạo ra Expert Series giải pháp máy tính chuyên biệt đáp ứng nhu cầu khắt khe nhất của doanh nghiệp. Trong đó, dòng laptop ExpertBook B5 Flip và B9 dành cho các tập đoàn đa quốc gia.
ASUS ExpertBook B9 (Ảnh: ASUS).Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực máy tính, ExpertBook B5 Flip và B9 được ASUS tuyển chọn những công nghệ tối tân nhất, nhưng không kém phần thiết thực trong công việc. ExpertBook B9 là dòng máy doanh nhân mỏng nhẹ hàng đầu với trọng lượng chỉ từ 880g, trở thành trợ thủ đắc lực để người làm việc phát huy năng suất bất cứ nơi đâu. Trong khi đó, ExpertBook B5 Flip với màn hình xoay gập 360 độ lại mở ra phương pháp làm việc hoàn toàn mới khi vừa là laptop, vừa là tablet hỗ trợ bút stylus để sáng tạo ý tưởng.
ASUS ExpertBook B5 Flip (Ảnh: ASUS).Mọi chi tiết phần cứng dù là nhỏ nhất trên ASUS ExpertBook đều được trau chuốt để tạo cho người làm việc trải nghiệm tốt nhất. Cả hai máy được trang bị đầy đủ cổng kết nối cần thiết, bàn phím hành trình lớn, thời lượng pin cả ngày, sạc nhanh, webcam chuẩn HD, microphone khử ồn AI… Kết hợp với hiệu năng mạnh mẽ của chip Intel Core thế hệ 12 mới nhất, SSD tới 2TB và kết nối Wi-Fi 6 siêu tốc, ASUS ExpertBook dễ dàng xử lý công việc một cách nhanh chóng.
Làm hài lòng người làm việc, ASUS ExpertBook còn tạo sự an tâm cho nhà quản lý. Độ bền là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, vì vậy mọi mẫu ExpertBook đều đạt chuẩn MIL-STD 810H khắt khe của quân đội Mỹ, vượt qua nhiều bài kiểm tra khắc nghiệt về va đập, rung lắc, nhiệt độ. Kể cả trong trường hợp gặp sự cố, nhà quản lý cũng không cần lo lắng bởi đã có chế độ hậu mãi ưu việt của ASUS với dịch vụ bảo hành toàn cầu và hỗ trợ kỹ thuật 24/7 luôn sát cánh. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ vừa tiết kiệm chi phí phần cứng về lâu dài, lại vừa đảm bảo guồng công việc luôn được xuyên suốt.
Thiết kế, độ bền, tính bảo mật và chế độ hậu mãi của ASUS ExpertBook tạo dựng sự an tâm cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số (Ảnh: ASUS).Bảo mật và an toàn dữ liệu có tầm ảnh hưởng sống còn với doanh nghiệp, vì vậy ASUS ExpertBook được tích hợp đầy đủ các biện pháp phòng vệ cả về phần cứng lẫn phần mềm như chip TPM 2.0, camera hồng ngoại nhận dạng khuôn mặt, cảm biến vân tay, khóa Kensington, nắp che webcam vật lý và các tiện ích như khóa BIOS/HDD, hạn chế kết nối thiết bị USB…
Ngoài ra, với thiết kế SSD kép hỗ trợ RAID, ASUS ExpertBook còn có thể được cấu hình để liên tục sao lưu trong thời gian thực, hạn chế tối đa rủi ro mất mát dữ liệu. Ngay cả trong trường hợp máy tính bị đánh cắp hay đánh mất, nhà quản lý vẫn đã có trong tay công cụ ASUS Business Manager với khả năng sao lưu, giám sát, khóa kết nối, hay thậm chí tiêu hủy dữ liệu an toàn từ xa, triệt tiêu nguy cơ lộ lọt dữ liệu vào tay kẻ xấu.