Hai năm trước, NASA từng gây chấn động khi công bố họ đã khám phá ra nước ở dạng lỏng trên bề mặt sao Hỏa. Tuy nhiên, có vẻ như họ đã sai. Bề mặt mà họ nghĩ rằng được tạo nên từ nước thực ra có lẽ chỉ là… những dòng cát chảy trên bề mặt hành tinh đỏ, dựa trên một nghiên cứu mới từ US Geological Survey. Nếu đúng, điều này sẽ khiến khả năng tồn tại của các dạng sống siêu nhỏ trên sao Hỏa giảm mạnh.
Những vết tích được cho là do nước chảy tạo ra ở hố Tivat trên sao Hỏa.Dạng địa hình được nhắc đến bên trên là những dòng màu sẫm xuất hiện trên các đồi cao ở sao Hỏa, gọi là “reccuring slope lineae”, hay RSL. Chiếc tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter khám phá ra rằng những dòng này được tạo ra từ muối ngậm nước. Khi đó, NASA tin rằng đó là chứng cứ cho thấy dòng nước ở dạng lỏng đã tạo ra những dấu tích này.
Vết RSL tương tự ở hố Gami.Theo US Geological Survey, những RSL trông rất giống với dạng đồi dốc được tạo ra ở các cồn cát trên trái đất, khi các hạt cát khô chạy xuống dưới mà không cần có nước. Điều tương tự có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, và các RSL sẽ không còn là nơi lý tưởng nhất để các nhà khoa học tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa trong tương lai.
Dĩ nhiên sao Hỏa vẫn có thể đang nuôi dưỡng sự sống, chẳng hạn như trong lòng đất, nơi ấm áp hơn và nước dễ tồn tại ở dạng lỏng hơn. Michael Meyer, người đứng đầu Chương trình thăm dò sao Hỏa của NASA cho biết “Sao Hỏa vẫn có nước, có thể chỉ là ở những nơi khó tiếp cận hơn.”
Các nhà khoa học NASA vui Halloween khác với ‘phó thường dân’ như thế nào?