Hành động này đã trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Nhật Bản. Anh Kota Kai, chủ nhà hàng, bắt đầu tính thời gian khách hàng ngồi ăn và phát hiện ra rằng, những người ăn lâu nhất thường xem video trên điện thoại. "Một lần vào giờ cao điểm, chúng tôi để ý thấy một khách hàng để bát mì tới 4 phút mới bắt đầu ăn, khiến mọi thứ nguội ngắt. Trong thời gian này, anh ta đang xem video trên điện thoại của mình", anh nói.

Nha-hang-o-Nhat-Ban-cam-thuc-k-2161-7242-1681310527.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WBoi3X8xl4FW1HtfJRB65A

Nhà hàng Debu-chan khuyến khích khách ăn ngay mì ramen khi vừa được bưng ra.

Tại các quán mì ramen của Nhật, người ta thường có luật bất thành văn là "hãy ăn nhanh và rời đi nhanh". Quy định này không quá khắt khe ở nhiều nơi nhưng anh Kai cho biết, quán của mình phục vụ món Hakata ramen, một loại mì của vùng Hakata miền Tây Nhật Bản, thường được gọi là "món ăn dành cho những người thiếu kiên nhẫn". Sợi mì rất nhỏ và mảnh, chỉ rộng không tới một milimet nên chúng rất dễ trương lên. Nếu chờ đợi tới 4 phút như vị khách kia, món mì sẽ mất đi mùi vị thơm ngon, ảnh hưởng đến danh tiếng của quán.

Nhà hàng Debu-chan, theo tiếng Nhật có nghĩa là "mũm mĩm", được thành lập cách đây 5 năm. Cơ sở có diện tích khá lớn đối với một cửa hàng ramen ở Tokyo, với 33 chỗ ngồi. Tuy nhiên, quán thường xuyên quá tải, có khoảng 10 người phải chờ đợi vào giờ cao điểm.

Khi khách đã ngồi kín bàn, nếu thấy mọi người ngừng ăn và nhìn chằm chằm vào điện thoại, Kai thường sẽ nhắc họ ăn tiếp. Thay vì gắn biển cấm, chủ quán chỉ nói chuyện riêng với khách hàng để nhắc nhở họ về việc này, tránh gây khó xử. Kai cho biết, với anh, ramen không chỉ là đồ ăn mà cần "quy tắc ứng xử" phù hợp.

1-3777-1680625758-jpeg-1681308-9986-7420-1681310527.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GRJ9Vapo6HH2SfPTipP6cQ

Bên trong nhà hàng Debu-chan ở Tokyo. Ảnh: Moeri Karasawa

Debu-chan không phải là nơi đầu tiên đề cập đến việc cấm sử dụng điện thoại thông minh khi ăn uống. Một cửa hàng McDonald's ở Singapore chạy dòng chữ: "Tắt điện thoại. Bật vui vẻ" trong chiến dịch tiếp thị vào năm 2017. Cửa hàng đã lắp đặt tủ khóa điện thoại thông minh để khách hàng có thể cất thiết bị của họ trong khi ăn, với mục tiêu giúp khách dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Ngoài ra, việc vừa ăn vừa chơi điện thoại hay xem tivi rất dễ gây các vấn đề về tiêu hóa.

Hạn chế điện thoại không chỉ nằm trong lĩnh vực ăn uống. Năm 2021, phường Adachi của Tokyo đã ban hành sắc lệnh cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ hoặc đạp xe.

Hà Nguyên (Theo CNN)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022