Thật vậy, đường tiêu hóa tiết lượng axit dịch vị vừa đủ để phân hủy thức ăn trong dạ dày, ổn định quá trình tiêu hóa. 

avatar1729152288740-1729152288996951602773-4-98-276-534-crop-172915256611670199825.pngCách làm chà bông bằng máy xay đơn giản tại nhà

Với cách làm đơn giản dưới đây, bạn sẽ có ngay món chà bông tự làm thơm ngon, bổ dưỡng để chiêu đãi cả gia đình.

image1-202409071614155329-17290125765381019028690-0-58-450-778-crop-1729012579761848188667.jpgĐây mới là cách làm tim gà xào giá, hẹ mềm ngon không hôi

GĐXH - Tim gà bổ dưỡng, đặc biệt giàu protein, vị bùi, có thể kết hợp với các loại rau củ để chế biến những món xào thơm ngon. Tim gà xào hẹ là món ăn dân dã, ngon miệng, bạn nên học ngay công thức dưới đây để có thể tự tay chế biến cho gia đình.

Nếu lượng axit thừa nhiều, thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa dễ bị bào mòn; lâu ngày dẫn đến các tổn thương sâu như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.

small20190621142135664698daudaday2max1800x1800jpgfcb000bb8b-17292422573331529486763.jpg

Bệnh nhân đau dạ dày nói không với đồ cay nóng.

Bác sĩ Hoàng Nam, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho báo chí biết, các loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, song một số loại có tính axit cao (độ pH 0-7). Ăn nhiều có thể làm tăng sản xuất axit, gây thừa axit dạ dày.

Chuối

Chuối được coi là một trong những loại quả giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống và ngăn ngừa nhiều căn bệnh.

images-1-1729242458302868816635.jpg

Thế nhưng, người đau dạ dày không nên ăn nhiều chuối, nhất là chuối chưa chín vì nhựa chuối có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và rối loạn chức năng dạ dày.

Cà chua

Người hay đau dạ dày nên hạn chế ăn cà chua, đặc biệt lúc đói. Cà chua có tính axit cao sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit pantothenic - nguyên nhân gây ợ nóng, trào ngược dạ dày và các triệu chứng khác liên quan đến dạ dày.

Dứa

Trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có thể khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn dứa hoặc không nên ăn.

trai-cay-khong-nen-an-khi-bi-dau-da-day-600x400-17292423935241578508811.jpg

Trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có thể khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn.

Quả hồng

Là loại quả giàu glucose, protein, fructose, vitamin C, citrulline, iốt, canxi, phốt pho, sắt, song không phải ai cũng có thể ăn được. Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột.

Người có bệnh dạ dày nên hạn chế hồng hoặc chỉ nên ăn khi no. Dùng hồng khi đói, tanin và pectin hình thành kết tủa không hòa tan dưới tác động của axit dạ dày.

Khi không thể xuống ruột non qua môn vị, chất kết tủa dễ lưu lại và hình thành bã thức ăn trong dạ dày và có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Các triệu chứng dễ nhận thấy là đau quặn bụng trên, nôn mửa.

Xoài xanh

Người bị đau dạ dày không nên ăn các loại hoa quả có tính chua như xoài xanh, cóc… Vì nó sẽ làm tăng dịch vị của dạ dày, khiến cho bệnh đau dạ dày trầm trọng hơn.

Đu đủ xanh

Người đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh. Bởi vì đu đủ xanh có khá nhiều nhựa, trong đó có chứa nhiều papain, làm mòn niêm mạc dạ dày. Người bệnh đau dạ dày có thể ăn đu đủ chín.

du-du-xanh-17292423684521970469745.jpg

Người đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh bởi vì đu đủ xanh có khá nhiều nhựa, trong đó có chứa nhiều papain, làm mòn niêm mạc dạ dày.

Quả cóc

Quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. 

Tuy nhiên với những người đau dạ dày, không nên sử dụng cóc. Vì hoạt chất có trong cóc khiến dạ dày nóng lên. Khiến tình trạng đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Quả kiwi

Quả kiwi giúp nhuận tràng và giàu vitamin C. Tuy nhiên loại quả này có tính lạnh, ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương dạ dày, gây đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

kiwi-600x349-1729242346165997377263.jpg

Lượng lớn vitamin C và pectin chứa trong trái kiwi sẽ làm tăng axit dịch vị, tăng áp lực cho dạ dày.

Ngoài ra, lượng lớn vitamin C và pectin chứa trong trái kiwi sẽ làm tăng axit dịch vị, tăng áp lực cho dạ dày. Và gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, triệu chứng sẽ nặng hơn khi thời tiết nồm hoặc lạnh lẽo.

Lưu ý ăn hoa quả đúng cách cho người đau dạ dày

Nên ăn hoa quả sau bữa chính khoảng 30 phút – 1 tiếng.

Không sử dụng trái cây khi bụng đang rỗng để tránh tình trạng tăng axit dạ dày.

hoa-qua-17292423073571427185494.jpg

Không ăn hoa quả sau khi uống thuốc tây. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022