abu-3-7591-1680097883.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BlFh6yW8HTyEYvFEjdQ8aw

Abu Simbel - khu phức hợp đền thờ cổ đại được tạc từ đá ở Tây Nam thành phố Aswan - là điểm đến thu hút du khách tại Ai Cập. Đền do Ramesses II - một trong những pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất lịch sử Ai Cập - xây dựng cách đây hơn 3.300 năm. Nó còn được gọi là đền Ramses II hoặc Ramesses II. Năm 1960, đập Aswan bắt đầu được xây dựng tại phía nam thành phố Aswan nhằm ngăn lũ trên sông Nile, phát điện và cung cấp nước tưới nông nghiệp. Tuy nhiên, khi đập xây xong, đền Abu Simbel chắc chắn bị nhấn chìm do nước hồ Nasser gần đó dâng cao. Vì thế, UNESSCO đã phát động chiến dịch kêu gọi sự giúp đỡ của những quốc gia thành viên nhằm cứu lấy các di tích ở đây. Ảnh: travelfreak

abu-1-9450-1680097883.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2PI8zKi4GydVmbqL3LBFYA

30 quốc gia, trong đó bao gồm nhiều nhà nghiên cứu, khảo cổ học, nhà sử học, kỹ sư và kiến trúc sư đã tham gia dự án với kinh phí khoảng 40 triệu USD thời đó. Ngoài kêu gọi gây quỹ, các nước đã phát hành tem in hình các di tích nhằm kiếm thêm chi phí cho chiến dịch di dời 'khổng lồ' này. Năm 1963, sau khi đề xuất rồi bác bỏ nhiều ý tưởng, phương án xẻ ngôi đền thành nhiều khối và di dời đến vị trí cao hơn được chọn. Nhiệm vụ yêu cầu cơ sở hạ tầng phức tạp vì khối lượng ngôi đền quá lớn, ước tính hơn 16.000 tấn. Một con đập tạm thời đã được xây dựng xung quanh khu vực này để giữ khô ráo, đồng thời lắp đặt thêm mạng lưới, trạm phát điện và cung cấp chỗ ở cho hàng nghìn lao động tham gia dự án. Ảnh: National Geographic

abu-4-3744-1680097883.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ScsiIUFxtIDp5X0jv_FtSg

Khu phức hợp gồm hai ngôi đền: đền Lớn (Great temple) và đền Nhỏ (Small temple). Đền Lớn dành riêng cho các vị thần: Ptah (thần bóng tối), Amun (thần mặt trời), Re-Harakti (thần bổn mạng của vua) và pharaoh Ramesses II. Đền Nhỏ thờ nữ thần Hathor và nữ hoàng Nefertari (vợ pharaoh). Tổng cộng, ngôi đền bị xẻ thành 807 khối, mỗi khối nặng khoảng 20-30 tấn. Việc tháo dỡ kết thúc vào tháng 6/1966, sau đó tới quá trình di chuyển và ghép các mảnh lại với nhau. Ảnh: National Geographic

abu-5-2490-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BqW9Q4Zl4SzSjpbv0D-JsQ

Khuôn mặt của ba trong số bốn bức tượng 'khổng lồ' được đặt tại lối vào đền Lớn, đang chờ lắp ráp vào cơ thể. Ảnh được chụp vào năm 1966. Ảnh: National Geographic

abu-2-6225-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oUsSABWcbdQmggtmuis5_A

Điều khó nhất là các kỹ sư phải tính toán chính xác góc độ khi lắp lại đền dựa trên thiên văn học. Khi xây dựng ngôi đền Lớn quay mặt về hướng Đông, Ramesses II yêu cầu các kiến trúc sư thiết kế sao cho mỗi năm hai lần (22/2, ngày kỷ niệm Ramesses II lên ngôi và 22/10, sinh nhật ông) mặt trời chiếu thẳng vào ngôi đền Lớn, xuyên qua tiền sảnh, các căn phòng và đến tận khu thờ sâu trong cùng để thắp sáng tượng các vị thần Amun, Ra-Horakhty và pharaoh Ramesses II. Ảnh: National Geographic

den-3-9535-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PdHEoJloEkh_Km19jaCRKw

Đặc biệt, trong hai ngày đó, ánh mặt trời sẽ chiếu vào tượng thần Amun trước, rồi từ từ lan sang các tượng kế bên nhưng lại không bao giờ chiếu đến thần Ptah vì ông là thần liên quan tới cõi chết, luôn ở trong bóng tối. Do vậy, quá trình tháo dỡ, di dời càng phức tạp hơn vì các kỹ sư phải đảm bảo khi lắp tại vị trí mới, mặt trời vẫn chiếu sâu vào bên trong đúng thứ tự như thế. Ảnh: Wikipedia

abu-7-2456-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Kzr1ZTKZ3BwrPW2HO7PT4Q

Mô hình đền Abu Simbel ở vị trí cũ và mới được trưng bày trong bảo tàng. Nỗ lực di dời Abu Simbel được xem là vô song trong lịch sử khảo cổ học. 'Tượng đài hùng vĩ nhất được đẽo từ đá, viên ngọc quý trong kho báu của Nubian, đã được cứu. Việc di chuyển các ngôi đền cũng đã hoàn thành giấc mơ xây dựng một ngôi đền bất tử của pharaoh Ramses II', cựu giám đốc Dịch vụ Di tích Nubia (Ai Cập) nói. Ảnh: Wikipedia

abu-5-5021-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UpHJcjBqIjrjPcno1d8FvA

Sau hơn hai năm miệt mài làm việc, Abu Simbel khánh thành tại địa điểm mới vào ngày 22/9/1968. Phần bên trong ngôi đền có bố cục tam giác giống hầu hết các ngôi đền Ai Cập cổ đại, với nhiều phòng có kích thước giảm dần từ ngoài vào trong. Ngôi đền có cấu trúc phức tạp và khác thường vì gồm nhiều gian bên. Riêng sảnh Hypostyle dài 18 m, rộng 16,7 m và được chống đỡ bởi 8 cây cột Osirid khổng lồ. Ảnh: gabiw

abu-2-6705-1680097884.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=thohooMS-xzLFQK5A0t3UA

Ngày nay, Abu Simbel là một trong những điểm đến hấp dẫn ở Ai Cập, đón vài trăm du khách mỗi ngày. Hầu hết du khách đến đền bằng đường bộ từ thành phố Aswan, phải xuất phát từ 2h-3h. Hoặc du khách có thể chọn đi máy bay, đáp tại sân bay xây dựng đặc biệt dành cho quần thể đền thờ với chi phí cao hơn. Ảnh: @voyagefox_

Vi Yến (theo National Geographic)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022