Bếp là khu vực quan trọng để nấu nướng chăm sóc sức khỏe gia đình. Việc sắp xếp bếp vô cùng quan trọng vì không chỉ liên quan tới việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn liên quan tới việc đảm bảo an toàn với "thần lửa".

Thế nhưng bếp nhiều gia đình chật chội nên hay bị tận dụng để tiết kiệm diện tích, như tận dụng phía trên bếp làm tủ thòi ra đặt đồ, hoặc để đồ xung quanh gần bếp nấu cho tiện khi dùng.

Tuy nhiên nhiều khi việc sắp xếp này có thể gây nguy hiểm, hỏa hoạn. Hơn nữa nhiều đồ dùng để gần bếp gây nhanh hỏng, thực phẩm nhanh hết hạn hươn. Vì vậy những đầu bếp thông minh kinh nghiệm luôn nhắc tránh để những thứ sau gần bếp nấu:

Những chai dầu ăn

Dầu ăn không thể thiếu trong bếp kể cả gia đình ăn chay hay mặn. Nhưng dầu ăn là thứ dễ bị biến đổi khi nhiệt độ cao mà nhiều người không để ý bởi chúng không lên mùi ôi thiu rõ ràng nên nhiều người chủ quan. Để dầu ăn quá gần bếp gas sẽ có nguy cơ  làm cháy nổ. Hơn nữa gần bếp nhiệt độ cao làm oxy hóa dầu ăn, khiến dầu ăn giảm mùi vị và khi chiên rán dễ gây chất độc hại cơ thể, đồng thời món ăn của bạn giảm ngon vì mùi khó chịu của dầu bị oxy hóa. Dầu ăn oxy hóa rất độc cho sức khỏe, có thể làm tăng lượng chất béo xấu trong cơ thể gây béo phì...

khu-vuc-bepnau-hoa-hoan-1900.jpeg

Nước mắm

Nước mắm rất mặn nên thường không bị ôi thiu nên nhiều người chủ quan không sợ nhiệt làm chúng hỏng. Nhưng khi ở nhiệt độ cao nước mắm sẽ oxy hóa làm màu sắc đậm dần lại và hương vị kém ngon hơn. Bởi vậy cách tốt nhất là không nên đặt nước mắm ở gần bếp nấu. Nước mắm nên để nơi thoáng mát, khô ráo nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nơi nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nước mắm chuyển màu khiến cho món ăn không ngon và màu sắc xấu khi pha nước chấm.

Cà muối, dưa muối

Cà muối dưa muối, hành muối rất kỵ nhiệt độ cao sẽ dễ làm nẫu, mất ngon. Vì vậy tránh để những hũ dưa cà muối cạnh bếp nấu. Do đó bạn cần để chúng ở chỗ mát, thoáng khí.

Các loại bột khô như bột mì, bột nếp, bột năng...

Các loại bột có nguy cơ bắt lửa rất cao nhưng nhiều người lại không để ý. Điều đó làm tăng nguy cơ gây ra hỏa hoạn trong nhà. Hơn nữa gần bếp nấu hay ướt, bốc hơi nước từ nồi luộc, nồi canh, bắn dầu mỡ nên dễ làm bột bị ẩm, vón cục, mốc giảm mùi vị. Do đó nên để bột tránh xa bếp.

tranh-de-gan-bep-nau-1900.jpeg

Rượu

Rượu cũng thường được dùng trong bếp để nấu ăn nhưng rượu bắt lửa gây cháy mạnh. Do đó tuyệt đối không để rượu gần bếp nấu. Khi gần bếp nấu, rượu bị nhiệt độ cao nên dễ hư hỏng, làm biến đỏi chất. 

Bật lửa

Bật lửa có gas, rơi xuống còn có thể gây nổ, nên để gần bếp lại càng nguy hiểm vì có thể làm tăng hỏa hoạn mạnh mẽ. 

Dây hành tỏi ớt

Hành tỏi ớt để gần bếp nấu nhiệt độ cao khiến chúng nhanh móp, khô, hỏng, mất hương vị. Do đó các loại này nên để túi thoáng khí và để chỗ mát, nhiệt độ thấp.

hanh-toi-de-gan-bep-1900.jpeg

Túi nilon

Túi nilon được làm bằng polyetylen vô cùng dễ bắt lửa và lan nhanh. Do đó tuyệt đối không để những đồ trong túi nilon, túi nilon gần bếp nấu.

Điện thoại

Khi nấu ăn mà để điện thoại gần bếp cũng rất nguy hiểm. Chúng làm nóng điện thoại nên nhanh hỏng thiết bị và có thể gây nổ, hỏng pin, chai pin.

Nồi cơm điện

Nồi cơm điện đặt gần bếp nấu cũng gây ra nhiều bất lợi làm hỏng những vi mạch điện tử khi để gần bếp nấu chúng nhanh hỏng khiến nồi cơm chập chờn nấu cơm không ngon, dễ bị cháy hoặc không đủ nhiệt. Nồi cơm tiếp xúc nhiệt liên tục cũng nhanh hỏng hơn.

dau-an-khong-de-gan-bep-1900.jpeg

Lò vi sóng

Lò vi sóng mà để gần bếp nấu thì nguy cơ hỏa hoạn cực lớn. Hơn nữa lò vi sóng là thiết bị điện nếu để gần bếp nấu nhiệt độ cao khiến chúng nhanh hỏng hơn.

Bình xịt côn trùng

Các loại bình xịt côn trùng cũng có thành phần dễ bắt lửa. Do đó tránh để chúng ở gần khu vực nhiệt cao và bếp nấu.

Bạn nên kê bếp riêng cách với khu để đồ. Khi nào nấu thì mang đồ ra nấu, tránh trong phạm vi quá gần chịu ảnh hưởng nhiệt của bếp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022