GiadinhNet - Người Hà Thành xưa nay muôn nghìn cách ăn sáng nhưng không thể thiếu được gói xôi sáng được bọc trong lớp lá xanh dậy mùi thơm phức. Trên khắp các con phố Hà Nội, đâu đâu cũng có thể bắt gặp gánh xôi nhỏ nhưng luôn có hàng người xếp hàng dài đợi mua.
Nguồn gốc mỳ Ý
Mỳ Ý (spagheti) không còn là món ăn xa lạ với người Việt. Thông thường, các gia đình sẽ thưởng thức món ăn này trong các cửa hàng chế biến thức ăn nhanh hoặc các cửa hàng đồ Âu. Tuy nhiên, công thức chế biến món ăn này lại khá dễ dàng, bất cứ ai cũng có thể làm được ngay tại nhà với nguyên liệu cực đơn giản.
Món ăn thơm ngon, phổ biến trên khắp thế giới
Về nguồn gốc của mì Ý được các nhà nghiên cứu ghi nhận khởi nguồn từ thời của thương nhân Marco Polo hàng trăm năm trước. Ông đã mang loại mì đặc biệt này tới Venice sau khi trở về từ phương Đông vào thời điểm cuối thế kỷ thứ XIII. Món ăn độc đáo và ngon miệng này nhanh chóng được yêu thích và chiếm vị trí quan trọng trong văn hoá ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng. Sâu xa hơn, nhiều người quan niệm rằng, tổ tiên lâu đời nhất của món mỳ Ý lại xuất phát từ Trung Quốc, quốc gia nổi tiếng với các món sợi nước làm từ bột.
Hiện nay, món mì Ý là món ăn phổ biến nhất trên thế giới, mức độ phổ biến trên cả thịt, gạo và bánh pizza. Món mỳ Ý được chế biến với rất nhiều công thức khác nhau và rất thơm ngon, phần nước sốt đi kèm cũng dễ làm với các nguyên liệu đơn giản như cà chua, dầu ô-liu. Ngày nay, mì Ý xuất hiện phổ biến dưới dạng khô và hàng trăm loại, đủ các hình dạng khác nhau: sợi spaghetti, lá lasagna, xoắn fusilli…
Dưới đây là công thức mỳ Ý đơn giản cho gia đình ngày cuối tuần.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Mỳ ý (bạn có thể dùng bất cứ loại mỳ nào cũng được)
- Thịt bò (Ưu tiên sử dụng thịt đã xay sẵn)
- Tương cà chua
- Phomai (tuỳ theo khẩu vị gia đình)
- Cà chua.
- Hành tây
- Tỏi, muối, đường, dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu xay, rau mùi và đồ trang trí
Nguyên liệu nấu mỳ Ý
Công thức làm món mỳ Ý chuẩn
Bước 1: Luộc mỳ Ý
Cho mỳ vào luộc khi nước sôi, luộc trong khoảng 12 phút. Thời gian luộc mỳ tuỳ thuộc vào khẩu vị gia đình thích ăn mỳ mềm hẳn hay mỳ dai. Đa phần các loại mỳ sẽ đều ghi thời gian luộc chuẩn ở ngoài bao bì. Nên cho thêm muối và dầu ăn vào khi luộc. Sau khi luộc xong thì không được rửa hay ngâm vào nước lạnh vì sẽ trôi hết muối và dầu ăn cho vào lúc đầu.
Luộc mỳ
Nước 2: Làm sốt.
Phần thịt bò đã xay sẵn mang ra ướp gia vị theo khẩu vị của gia đình. Sau đó mang thịt xào sơ trên bếp. Khi thịt đã ngả màu tái thì cho hành tây và tỏi băm vào đảo đều lên. Bước tiếp theo thì cho cà chua cắt hột lựu vào trộn đều cùng phần thịt băm. Đảo đến khi phần cà chua hoà quyện vào thịt và chắt nước ra.
Sau đó nữa thì cho tương cà vào để tạo độ kết dính và sệt cho nước sốt. Tuỳ khẩu vị gia đình có thể cho thêm một ít tương cay để món ăn đậm đà hương vị hơn.
Sốt bò bằm
Bước 3: Trang trí món ăn
Cho phần mì vào đĩa và đổ phần nước sốt lên trên. Nên chọn phần đĩa lõm sâu để lúc trộn mỳ không bị đổ tràn ra bên ngoài. Ngoài ra, một số gia đình có thể cho luôn phần mỳ đã vớt ra trước đó vào đảo đều cũng nước sốt trước khi cho ra đĩa. Trang trí thêm cho phần mỳ thêm đẹp mắt và thưởng thức cùng gia đình.
Trang trí món ăn
Công thức mỳ Ý khá đơn giản, dễ làm và hợp khẩu vị mọi người. Cùng làm ngay cho gia đình thưởng thức những ngày cuối tuần.
GiadinhNet - Trong các món ăn hàng ngày của người Việt, bát nước mắm pha cùng tỏi ớt băm nhỏ là gia vị không thể thiếu để chấm các món như thịt luộc, cá nướng, bánh lọc, bánh cuốn,…Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách pha nước mắm tỏi ớt đúng điệu nhà hàng.
GiadinhNet - Khám phá ẩm thực đêm Hà Nội, nhất định không nên bỏ lỡ những món ăn trứ danh đất Hà thành này!