Các món không dầu mỡ, nhiều rau, vị không ngấy ngán rất được ưa chuộng những ngày này.

Cháo trắng

Cháo trắng là món ăn nhẹ phổ biến ở miền Nam, mang ảnh hưởng của ẩm thực người Hoa. Sau Tết, khi đã quá chán ngán với các món thịt thà, dầu mỡ thì một bát cháo trắng với các đồ ăn kèm mằn mặn sẽ rất thích hợp. Bạn có thể ăn với thịt kho tiêu ớt xay, cá bống trứng kho khô tóp mỡ, cá lóc kho, khô cá, kho quẹt tôm, đậu phộng muối, trứng vịt muối mặn, dưa cải... đều rất hấp dẫn. Món ăn này có thể được tìm thấy ở nhiều khu chợ, trong đó có khu Hàng Xanh.

chao-7885-1486441653.jpg

Ảnh: Mr True

Tào phớ

Sau khi thưởng thức món cháo trắng, bạn có thể tráng miệng bằng bát tào phớ (tàu hũ nước đường) ngọt mát, thanh đạm, không quá ngọt và cũng có lượng vừa phải. Giờ tào phớ cũng có nhiều biến tấu với các loại "topping" hấp dẫn hơn xưa như trân châu, các loại thạch, đậu đỏ, dừa tươi, dừa khô... 

Nếu ngại đồ ăn ngoài hàng và có thời gian rảnh, bạn cũng có thể tự chế biến một nồi tàu hũ cho cả gia đình cũng không quá khó.

tp15-973838-1368264719-600x0-9675-148644

Súp cua

Sau Tết, ưu tiên hàng đầu là các món không dầu mỡ. Đó cũng là lúc nhiều người thèm nhất một chén súp cua nóng hổi, đặc quánh, đậm đà vị thịt cua, trứng tráng, béo thơm vị trứng bắc thảo, mùi ngò tươi, tiêu... Chỉ cần nghĩ đến thôi cũng đã thấy thòm thèm. Ngoài súp cua, bạn cũng có thể lựa chọn trứng óc heo.

Hàng súp cua ở Sài Gòn thì có thể kể không hết nhưng nếu nhắc tới những hàng lâu đời thì không thể bỏ qua địa chỉ ở đường Lê Quang Định và ở nhà thờ Đức Bà.

sup-3769-1486441654.jpg

Ảnh: Huấn Phan

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là món ăn vặt, đặc sản thuần Việt rất quen thuộc với người Sài Gòn, đặc biệt là giới học sinh sinh viên. Một miếng gỏi có tôm luộc, thịt luộc, để có vị ngọt và không dầu mỡ, rau cuốn kèm chỉ là rau thơm và rau sống: hẹ, húng, dấp cá, xà lách, tía tô... rất thích hợp để ăn nhẹ.

Bạn có thể tìm thấy món này ở hầu hết các chợ, cổng trường học với giá 7.000 đồng một cuốn. Các tiệm nổi tiếng ở đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Đình Chiểu, 3/2, Nguyễn Tri Phương… hoặc tự làm tại nhà.

untitled-1-535005-1368186615-5-8828-2641

Ảnh: Linh Phạm

Hủ tiếu

Còn để dùng ăn trưa, một tô hủ tiếu Nam Vang sẽ là gợi ý tuyệt vời. Đặc trưng của dòng hủ tiếu này chính là vị thơm, thanh ngọt của nước dùng, ăn kèm rau trụng. Bạn có thể ghé các quán ăn trên đường Nguyễn Tri Phương, Trần Phú, Nguyễn Trãi để thưởng thức.

Ngoài ra, cũng có nhiều cách chế biến và biến tấu hủ tiếu bạn có thể tự thực hiện tại nhà cũng rất thú vị.

Hu-tie-u-nam-vang-3659-1486441654.jpg

Ảnh: Thi Lãm

Bánh tráng cuốn thịt heo

Đây là món ăn đơn giản, xuất xứ từ miền Trung. Miếng thịt luộc hoặc quay được thái mỏng, cuốn cùng bánh đa nem, bánh phở cán mỏng, rau sống, dứa, dưa chuột và chuối xanh thái mỏng, chấm cùng mắm nêm rất ngon, ăn rất vào, hơn nữa lại không ngấy. Đây là món ăn phổ biến ở miền Nam, nổi tiếng nhất ở Sài Gòn là quán bánh tráng Hoàng Ty.

cuon4-6969-1483197976.jpg

Bún cá thố

Thay vì những chiếc tô truyền thống, bún cá đặt trong thố đen đậy nắp, bên trong nước lèo vẫn còn sôi nhè nhẹ. Bún cá thố được ăn kèm rau đắng và giá. Bạn có thể thưởng thức ở quán bình dân trên đường Lâm Văn Bền, quận 7 với giá 30.000 đồng một thố. 

1-7880-1454323838-9607-1486441654.jpg

Ảnh: Thảo Nghi

Gỏi củ hũ dừa

Củ hũ dừa là phần thân non rất trắng trên cùng của cây dừa. Món củ hũ dừa sau khi được trộn chua ngọt cùng với các nguyên liệu tôm tươi, thịt ba chỉ sẽ được cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi và lạc lên trên. Món này được bán ở các quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Kiệm… 

2-6281-1454323839-3574-1486441654.jpg

Ảnh: Tường Ý.

Hà Nguyêntổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022