ann_5570_1678809086.jpg

Ranh giới giữa thực tế và thế giới ảo đang bị xóa nhòa, đặc biệt trong ngành công nghiệp âm nhạc với những công nghệ phát triển đến mức các nghệ sĩ ảo giống con người.

Thông qua công nghệ đồ họa, công cụ trò chơi và trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển công phu, các nghệ sĩ ảo được thiết kế để cư xử giống con người với vẻ ngoài hoàn hảo. Họ cũng có thể giao tiếp với công chúng, giống những nghệ sĩ thực thụ.

Sự ra đời của Ann - ca sĩ đầu tiên tại Việt Nam - mở ra một cánh cửa mới ở Vpop.

Ca sĩ ảo thúc đẩy tiêu chuẩn vẻ đẹp phi thực tế

Ca sĩ ảo là xu hướng chung trên toàn thế giới thời gian qua, đặc biệt Hàn Quốc. Kể từ khi ca sĩ mạng đầu tiên của Hàn Quốc Adam ra đời vào năm 1998, rất nhiều người ảo như Rozy đã tìm cách mở rộng sự hiện diện của họ trong nền âm nhạc. Ngày nay, ngày càng có nhiều công ty quan tâm đến việc tạo ra những ngôi sao ảo, những người có thể làm việc 24/7 mà không bị ốm. Vì những người tạo ra chúng có toàn quyền kiểm soát nên chúng cũng không vướng bê bối.

Tận dụng lợi thế đó, ca sĩ ảo đầu tiên mang tên Ann đã chính thức ra mắt ở Việt Nam. Bắt nhịp xu hướng chậm hơn 2 thập niên so với nước bạn nhưng việc Vpop có ca sĩ ảo đầu tiên đang gây chú ý. Ann ra mắt với MV Làm sao nói thương anh cách đây ít ngày và mở ra những cơ hội cùng thách thức mới cho nhạc Việt.

Ann gây chú ý suốt nhiều ngày qua. Hàng loạt khán giả chia sẻ MV của cô và bày tỏ sự bất ngờ cũng như kỳ vọng về các hoạt động trong tương lai.

Trao đổi với Zing về sự ra mắt của ca sĩ ảo đầu tiên ở Vpop, ông Lâm Thời Đại - CEO Hãng đĩa Thời đại, công ty quản lý ca sĩ Phùng Khánh Linh - nhận định: “Điều này nghe có vẻ mới mẻ với Vpop, nhưng sự thật không phải vậy. Những khán giả yêu nhạc đã làm quen với concept này từ khá lâu rồi. Một trong những ví dụ điển hình nhất mô hình này đó là ban nhạc ảo Gorillaz (từ năm 1998), Grimes, hay gần gũi hơn với Gen Z là nhóm nhạc “nửa thật nửa ảo” aespa của công ty giải trí Hàn Quốc SM Entertainment”.

snapinstaapp10802776180102816603541377791828864060079011525n_16787889588901046844513.jpgann.jpg

Ann là ca sĩ ảo đầu tiên tại Việt Nam.

Theo ông Lâm Thời Đại, sự ra đời của ca sĩ ảo có thể mở ra những thách thức mới cho thị trường âm nhạc. Khán giả có nhiều lựa chọn mới mẻ hơn. Tuy nhiên, ca sĩ ảo cũng có thể gây lo ngại và tranh cãi. Đầu tiên là nó tạo sức cạnh tranh lớn cho thị trường, tiếp đó thúc đẩy sự coi trọng ngoại hình quá mức với nghệ sĩ.

“Không chỉ Vpop sẽ chịu sự ảnh hưởng của làn sóng này. Đây là thách thức mới đặt ra cho cả ngành công nghiệp âm nhạc (và nhiều lĩnh vực khác) cũng như mọi ứng dụng công nghệ mới khi được giới thiệu (máy tính tiền tự động, robot thay thế con người trong các nhà máy…). Sự trỗi dậy của nghệ sĩ tạo ra bởi AI trong thực tế ảo cũng không tránh khỏi những tranh cãi”, ông Lâm Thời Đại giải thích.

Ông Lâm Thời Đại nhận định những mô hình nghệ sĩ ảo hoàn hảo hay bất tử được tạo ra bởi AI có thể sẽ thúc đẩy tiêu chuẩn vẻ đẹp phi thực tế của khán giả.

Những thách thức của ca sĩ ảo

Giáo sư Kenneth Kim tại Khoa Nội dung Văn hóa của Đại học Hanyang cho biết: “Không giống các nghệ sĩ thực sự, các nghệ sĩ ảo không già đi hoặc thay đổi theo thời gian, không thể sử dụng ma túy hoặc gây ra các vụ bê bối và những người sáng tạo có thể kiểm soát hành động, lời nói của họ. Đó là lý do ngày càng có nhiều công ty giải trí giới thiệu các nghệ sĩ ảo. Nghệ sĩ ảo ít có nguy cơ kiệt sức hoặc vướng scandal, vì vậy từ góc độ của các công ty giải trí, có nhiều yếu tố để đầu tư vào”.

Tuy nhiên, theo Cường Seven, ca sĩ ảo vẫn cần thời gian dài để thành công ở Vpop. Lý do là khán giả hầu như vẫn thích tương tác với nghệ sĩ thật. Ngoài ra, Vpop cũng có những đặc thù khác Kpop. Nếu ca sĩ Kpop có thể đạt doanh thu lớn từ biểu diễn trực tuyến, bán album, hàng hóa thì tại Vpop, nghệ sĩ chủ yếu hoạt động dựa vào tiền biểu diễn. Tuy nhiên, đây là hạn chế lớn nhất của ca sĩ ảo.

“Thời kì công nghệ hiện đại , AI lên ngôi nên tôi nghĩ ca sĩ ảo sớm muộn cũng phát triển tại Việt Nam. Ở các nước khác, ca sĩ ảo đã quá phát triển. Công nghệ để hoàn thiện ca sĩ ảo sẽ tốn kém rất nhiều chi phí đầu tư, thậm chí có thể tốn hơn khi đầu tư nghệ sĩ thật sự. Nghệ sĩ ảo cũng khá khó khăn về việc biểu diễn thực tế trong thời gian đầu. Do đó, họ chủ yếu làm việc trên các nền tảng số và đội ngũ sản xuất nội dung đằng sau sẽ phải làm rất nhiều công việc”, Cường Seven nhận định với Zing.

Khi được hỏi có lo lắng sự cạnh tranh từ ca sĩ ảo, Cường Seven trả lời: “Sự ra đời của ca sĩ chắn chắn sẽ tạo ra nhiều cạnh tranh. Bất cứ thị trường nào với sự ra mắt của ca sĩ thực hay ảo đều tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn và tìm tòi những hướng đi mới để luôn cống hiến cho khán giả sản phẩm tốt”.

Ông Lâm Thời Đại cũng cho rằng ca sĩ ảo không dễ phát triển ở Vpop. Ngoài việc không thể biểu diễn trên sân khấu, ca sĩ ảo còn nhiều hạn chế khác.

aespa_sm1_scaled.jpg

aespa có 4 thành viên người thực và 4 thành viên ảo.

Ông nhận định: “Bài học tôi quan sát được từ nhóm nhạc 8 thành viên ‘nửa thật nửa ảo’ của aespa là sự kết nối giữa con người với nhau rất quan trọng. Những nghệ sĩ ảo sẽ gặp khá nhiều khó khăn để kết nối và chăm sóc khán giả của mình. Bởi khán giả đôi khi cũng muốn nhìn thấy một phần nào đó của chính họ ở nghệ sĩ họ yêu thích, chẳng hạn cảm xúc vui, buồn, giận, thậm chí cả lúc ốm đau”.

“Khán giả dễ đến với nghệ sĩ (ảo hoặc thật) nhưng để duy trì tình yêu còn nằm ở chữ thương. Do đó, khó có thể có sự kết nối về mặt cảm xúc giữa nghệ sĩ ảo và khán giả. Chúng tôi cũng từng suy nghĩ đến việc tạo ra một avatar cho Phùng Khánh Linh, để kết hợp với thực thể ảo và có thể khuếch đại sự lan tỏa âm nhạc của Linh đến khán giả rộng rãi hơn”, ông tiếp tục.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng theo CEO Hãng đĩa Thời đại, nghệ sĩ ảo vẫn có thị phần riêng của họ. Tương lai của các ca sĩ ảo vì thế khá khó dự đoán. Trong thời gian tới, ca sĩ ảo được kỳ vọng phát triển về số lượng hoặc chất lượng, đặc biệt mô hình kết hợp kiểu như aespa hay Grimes.

Qua các đợt giãn cách xã hội Covid-19, con người đã quen với các hoạt động giải trí, học tập, làm việc online nên có thể xem đây là điều kiện cần khá thuận lợi cho các nghệ sĩ ảo để họ phát triển trong thời gian sắp tới. Các công ty chủ quản của nghệ sĩ ảo có tiềm năng kiếm được lợi nhuận đến từ các hoạt động âm nhạc: NFT music, doanh thu từ các dịch vụ streaming, bán hàng hay các concert trực tuyến. Thậm chí có thể có doanh thu lớn từ các ngành công nghiệp khác như: thời trang, game, phim ảnh.

Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc

Những nốt nhạc tỉnh thức ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của El Sistema để truyền cảm hứng cho mọi người. Shout! The Beatles: Hơi thở thời đại của thế kỷ 20 viết về ban nhạc The Beatles từ những ngày đầu mơ mộng, đến đỉnh cao của vinh quang; giai đoạn thoái trào với nhiều thông tin, sự kiện thú vị.

Wham! - George & tôi: Hồi kí, Nhạc cổ điển: Những mảnh ghép sắc màu, Beethoven - Bản nhạc đam mê là những cuốn sách dành cho độc giả yêu âm nhạc tìm hiểu về những nhóm nhạc nổi tiếng thế giới cũng như có thêm góc nhìn mới mẻ, gần gũi về nền âm nhạc cổ điển.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022