Trong những năm gần đây, nền âm nhạc châu Á với tâm điểm là Kpop đã có nhiều đột phá mang tính toàn cầu, điển hình là thành công vang dội của BTS và Blackpink. Bước tiến này là kết quả của cách thức quảng bá thông minh, tận dụng lợi ích của mạng xã hội hay những nền tảng online, đồng thời quan tâm hơn đến tầm quan trọng cũng như tiếng nói của fan hâm mộ. Chủ tịch Big Hit Entertainment - Bang Shi Hyuk từng đề cao vai trò của người hâm mộ trong việc quảng bá tên tuổi của nghệ sĩ. Ông cho biết: "Lời bài hát, những đoạn hội thoại và tin nhắn của BTS được fan dịch ra nhiều thứ tiếng và chia sẻ trên phạm vi toàn cầu. Chính điều đó đã giúp nhóm trở thành ‘The Beatles của thời đại Internet’ và ngược lại, thành công của BTS cũng đã chứng minh giá trị của công nghệ trực tuyến".

Trước xu hướng toàn cầu hóa của nền âm nhạc, thị trường Việt Nam cũng đang có những đổi mới tích cực, tiếp thu hướng phát triển tiên tiến của nước bạn. 

photo-1-1600246455664500650219.jpg

Nền âm nhạc Việt đang dần thay da đổi thịt

Chỉ mới vài năm trước đây, người Việt Nam vẫn không chấp nhận bỏ tiền để mua nhạc số hay các nội dung online. Nhưng hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều trang nhạc số có bản quyền và nghệ sĩ Vpop bắt đầu đưa nhạc lên các nền tảng trả phí như iTunes, Spotify... thì khán giả đã dần thay đổi thói quen "dùng chùa".

Cùng với thói quen tiêu dùng dần thay đổi, văn hóa fandom tại Vpop cũng đang trải qua những biến hóa rõ rệt. Trước đây, nghệ sĩ Việt có rất nhiều fanclub, hầu hết do người hâm mộ tự phát, khởi tạo nên mà chưa có sự "chính thức" hay được quản lý từ đại diện/ công ty của nghệ sĩ. Đến nay, với sự xuất hiện của hình thức Fanship - fanclub online toàn cầu có trả phí, các nghệ sĩ như Vũ Cát Tường, Gil Lê, Uni5, K-ICM, Jsol, Super9... đã tận dụng nền tảng này để xây dựng "ngôi nhà chung", tập hợp những fan hâm mộ trung thành nhất của mình. Với cách thức tổ chức fandom mới mẻ, hiện đại, nghệ sĩ có thể dễ dàng quản lý những hoạt động cùng fan cũng như trực tiếp giao lưu, lắng nghe tiếng nói của người hâm mộ.

photo-1-16002464589951306444586.jpg
image005-16002466047251919685070.jpg
image007-16002466426131759162741.png
image009-16002466426171033002534.jpg
photo-2-1600246458999642361006.jpg
image013-1600246710619455825220.jpg

Nhiều nghệ sĩ lần lượt mở fanclub online trả phí, từng bước tạo thành một xu hướng mới tại Việt Nam

Hiện nay, ngoài sản xuất âm nhạc, phát hành album hay biểu diễn thì các ca sĩ còn chủ động sản xuất các content giải trí phục vụ người hâm mộ. Nhất là khi toàn bộ hoạt động nơi công cộng bị hạn chế vì dịch Covid-19, thì content online đang trở thành xu hướng tất yếu mà nghệ sĩ và công chúng hướng tới. Những hình ảnh mộc mạc, phía sau ánh đèn sân khấu như "Trạm không gian số 0" của Vũ Cát Tường, Vlog tuổi thơ của Uni5, series hậu trường của K-ICM được đăng tải định kỳ trên Fanship, đang thu hút sự quan tâm và mong chờ của các fan. Bên cạnh đó, nền tảng VLive cũng cho phép các fan có thể tự làm sub với các thứ tiếng ngay trên video clip của thần tượng, giúp các fan quốc tế tiếp cận nội dung dễ dàng.

photo-3-16002464590111895414324.jpg

Nghệ sĩ Việt hiện nay đang tập trung vào những nội dung giải trí online để phục vụ fan

Không chỉ dừng ở việc tạo ra content online, sao Việt còn phát hành nhiều vật phẩm độc đáo liên quan đến thần tượng. Không dừng lại ở các merchandise phổ thông như áo, mũ, khăn,..., các nghệ sĩ còn ra mắt sản phẩm kỹ thuật số phù hợp với xu hướng trực tuyến ngày nay. Điển hình như sticker online, gậy cổ vũ ảo (virtual lightstick) được thiết kế riêng cho thành viên fanclub chính thức của nghệ sĩ. Hiện tại, hiệu ứng này không có ở bất kỳ mạng xã hội nào khác ngoài nền tảng VLive và là quà tặng cho những "fan cứng" đăng ký tham gia Fanship. Vũ Cát Tường, Uni5 và K-ICM là những ngôi sao tiên phong tại Việt Nam ra mắt sản phẩm tưởng chừng là độc quyền của idol Kpop này và được cộng đồng người hâm mộ đón nhận nồng nhiệt.

Lightstick ảo của Vũ Cát Tường ở chế độ 3D trên VLive, có thể phát sáng và xoay tròn 360 độ

Có thể thấy rõ, đây chính thời kỳ thị trường âm nhạc Việt Nam đang trải qua những bước tiến hóa rõ ràng và quyết liệt nhất, nhắm đến mục tiêu phát triển ra châu Á và xa hơn nữa là toàn thế giới. Với nền móng đầu tiên là phổ biến hình thức fanclub online trả phí "Fanship" cùng những bước đi táo báo của các nghệ sĩ tiên phong, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong một tương lai không xa Vpop sẽ bùng nổ như Kpop, Jpop, Cpop hiện tại.

Đăng ký tham gia Fanship của Vũ Cát Tường, Gil Lê, Uni5, K-ICM, Jsol, Super9 để hưởng nhiều quyền lợi có một không hai cùng bộ kit chào mừng độc đáo.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022