AI là gì?

AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo.

Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Trí tuệ nhân tạo AI giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi…

Có bao nhiêu loại công nghệ AI?

Có 4 loại trí tuệ nhân tạo AI, gồm:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng.

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế.

Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo.

Loại 4: Tự nhận thức.

ai-tri-tue-nhan-tao-17446926737701963123507.jpg

Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo AI có vai trò quan trọng gì đối với cuộc sống con người?

Hiện nay AI hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong "cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" trí tuệ nhân tạo đã không còn xa lạ ở khắp các lĩnh vực. AI ứng trong kinh tế, y tế, kỹ thuật quân sự, khoa học máy móc, các thiết bị công nghệ phục vụ sinh hoạt và các ứng dụng giải trí.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI:

- Khoa học và nghiên cứu: Phân tích dữ liệu khoa học, nghiên cứu dược phẩm, dự đoán và mô phỏng.

- Y tế: Với các ngành như điều phối điều trị, chẩn đoán bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh.

- Giáo dục: Với các khía cạnh hỗ trợ như hỗ trợ giảng dạy, cải thiện đánh giá - phân loại và cá nhân hóa quá trình học tập.

- Sản xuất công nghiệp: Với khía cạnh tự động hóa, quản lý hàng tồn cũng như dự báo nhu cầu.

Những công cụ AI nào miễn phí, tốt nhất hiện nay?

Dưới đây là 25+ công cụ AI miễn phí, tốt nhất hiện nay:

1. ChatGPT

ChatGPT là một trong những chatbot tiên tiến nhất hiện nay. Công cụ AI này có thể trả lời các câu hỏi, cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng nhất. Ở thời điểm hiện tại, ChatGPT đã được sử dụng rộng rãi cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

2. Gemini

Gemini là một trong các công cụ AI miễn phí được phát triển bởi Google. Đây là công cụ hữu ích hỗ trợ trong quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng AI. Được xây dựng dựa trên cơ sở của mô hình học sâu (deep learning), Gemini có khả năng hiểu, phân tích và tương tác với nhiều loại dữ liệu khác nhau như hình ảnh, văn bản, âm thanh… từ đó giúp người dùng tạo ra các ứng dụng thông minh và phù hợp với nhu cầu của mình.

3. AI TensorFlow

TensorFlow là một công cụ AI được phát triển dựa trên nền tảng End-to-End của Google. Công cụ này cung cấp một thư viện mã nguồn mở mạnh mẽ được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho hoạt động học máy (machine learning) và deep learning.

Sử dụng TensorFlow, người dùng có thể xây dựng và huấn luyện các mô hình machine learning ngay từ đầu, hoặc sử dụng những mô hình có sẵn để giải quyết một số vấn đề nhất định. Công cụ này còn cho phép người dùng triển khai các mô hình trên nhiều nền tảng khác nhau, từ máy tính cho đến smartphone đều được.

4. Codex

Codex là một ứng dụng lập trình AI do Open AI phát triển dựa trên công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Với khả năng đọc hiểu các câu lệnh, đoạn code được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên, AI Codex có thể tạo nên những mã lệnh tương ứng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần cung cấp các mô tả chi tiết về code mà mình cần tạo, AI Codex sẽ phân tích và cho ra kết quả phù hợp nhất với yêu cầu của bạn.

5. Lobe

Lobe là một công cụ AI miễn phí cho phép người dùng tạo và phát triển các mô hình machine learning một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt, dù là người giàu kinh nghiệm hay không có kiến thức chuyên sâu về lập trình vẫn có thể sử dụng Lobe AI để triển khai các mô hình machine learning một cách tối ưu và hiệu quả.

Lobe AI cho phép người dùng triển khai mô hình lên trên các nền tảng khác nhau, từ máy tính cho đến các dòng điện thoại thông minh phổ biến hiện nay đều được.

ai-tri-tue-nhan-tao3-17446927094561259303445.jpg

Công cụ AI có thể trả lời các câu hỏi, cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề người dùng đang gặp phải một cách nhanh chóng nhất.

6. Amazon Machine Learning

Amazon Machine Learning (Amazon ML) là một dịch vụ của Amazon Web Services (AWS), được thiết kế để hỗ trợ người dùng tạo, huấn luyện và triển khai các mô hình machine learning trên nền tảng đám mây của Amazon. Thông qua Amazon Machine Learning, các nhà phát triển có thể dễ dàng áp dụng các kỹ thuật học máy vào các ứng dụng của mình mà không cần đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Người dùng có thể tự xây dựng và huấn luyện mô hình machine learning mới, hoặc sử dụng các mô hình có sẵn để xử lý các vấn đề nhất định bằng Amazon ML. Với khả năng thu thập thông tin và cung cấp các dự đoán chính xác, công cụ AI này không chỉ giúp tối ưu chi phí vận hành, mà còn góp phần cải thiện trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả.

7. BeyondWords

BeyondWords là một công cụ cho phép chuyển đổi văn bản thành âm thanh thông qua công nghệ AI. Công cụ này cung cấp thư viện giọng nói cực khủng với hơn 550 giọng nói AI hỗ trợ cho hơn 130 ngôn ngữ đến từ khắp nơi trên thế giới. Thậm chí, người dùng còn có thể tạo nên một giọng nói tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của riêng mình từ BeyondWords.

Khi cung cấp nội dung bằng văn bản cho BeyondWords, công cụ AI này sẽ tự động chuyển đổi chúng thành giọng nói thông qua các phương tiện khác nhau như giao diện lập trình ứng dụng API, trình nhập nguồn cấp dữ liệu RSS, plugin Ghost, plugin WordPress…

8. Whisper

Whisper là một nền tảng nhận diện giọng nói tự động mã nguồn mở do OpenAI phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo. Công cụ này đã được đào tạo và huấn luyện trên lượng lớn dữ liệu âm thanh và văn bản thu thập từ Internet. Với 5 mô hình machine learning đi kèm với dung lượng khác nhau, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với nhu cầu.

Whisper mang đến hàng loạt tính năng hữu ích cho người dùng như: Nhận diện giọng nói, dịch cuộc phỏng vấn, dịch đoạn ghi âm, dịch ngôn ngữ, podcast, cuộc trò chuyện cho đến khả năng nhận dạng con người thông qua giọng nói sẽ được mở rộng trong tương lai.

9. DALL-E

DALL-E là một trong những công nghệ AI hàng đầu được phát triển dựa trên BigGAN và GPT. Ngoài việc thừa hưởng từ các nền tảng tiên tiến, công cụ này còn được huấn luyện trên một lượng dữ liệu cực lớn. Điều này mang đến cho DALL-E khả năng hiểu các mô tả bằng văn bản từ người dùng một cách chính xác và cung cấp các hình ảnh phù hợp nhất dựa trên yêu cầu ban đầu.

Sử dụng công cụ AI này giúp người dùng đạt được những mục tiêu nhất định trong việc tiếp cận khách hàng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

10. Quillbot

Quillbot là một trong những công cụ diễn giải tốt nhất hiện nay. Điểm đặc biệt ở Quillbot là khả năng hiểu văn bản dựa trên ngữ cảnh thay vì chỉ thay thế, tráo đổi giữa các từ như những công cụ khác.

Quillbot không chỉ diễn giải ý nghĩa một cách dễ hiểu, rõ ràng và đảm bảo tính độc nhất, mà còn duy trì nội dung gốc mà người dùng muốn truyền tải. Công cụ AI này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn học sinh, sinh viên và các content creator đang muốn thể hiện ý tưởng của mình theo cách độc đáo, mới lạ hơn và tránh tình trạng đạo văn thường gặp khi tham khảo thông tin từ Internet.

Tính năng của Quillbot không chỉ gói gọn trong các câu đơn lẻ, mà còn được áp dụng cho cả đoạn văn dài. Để tạo nên nội dung mới hấp dẫn hơn, chỉ cần copy và paste văn bản vào công cụ Quillbot. công cụ AI này sẽ trả lại kết quả khiến người dùng ưng ý – đổi cấu trúc và cách diễn đạt nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu.

11. Jasper Art

Jasper Art là một công cụ AI miễn phí được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thiết kế đồ họa, quảng cáo, tiếp thị cho đến giáo dục… Đặc biệt, người dùng thể thuận tiện sử dụng công cụ này trên điện thoại di động và tạo nên những bức tranh đẹp nhất chỉ với một vài thao tác đơn giản.

12. AI Hay

AI Hay hiện đang là ứng dụng hỏi đáp AI được đông đảo người dùng đánh giá cao, có tiềm năng cạnh tranh mạnh mẽ với các ứng dụng AI có tiếng khác trên thị trường. AI Hay là sản phẩm được tạo ra bởi toàn bộ đội ngũ là kỹ sư IT – AI người Việt Nam, với mong muốn "khai sinh" ra một ứng dụng tối ưu hóa cho người dùng Việt.

Không đơn thuần chỉ là ứng dụng hỏi đáp, AI Hay còn được thiết lập như một mạng xã hội – nơi người dùng có thể kết nối, tương tác với bài đăng của nhau một cách linh hoạt. AI Hay hiện đang là startup đầu tiên tại Việt Nam lọt vào các chương trình hỗ trợ AI Startup của cả NVIDIA, Amazon và Google. Startup này hứa hẹn sẽ còn phát triển và mang đến những sản phẩm AI tối ưu nhất cho người dùng tại Việt Nam.

13. Midjourney

Midjourney là một phần mềm AI hỗ trợ tạo hình ảnh miễn phí, cho phép người dùng tạo loạt ảnh chỉ với một vài dòng mô tả bằng lời nói hoặc văn bản. Chỉ cần cung cấp thông tin về bức ảnh mình cần, Midjourney sẽ tự động chuyển đổi yêu cầu thành hình ảnh tương ứng.

Hiện tại, công cụ AI này được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quảng cáo, thiết kế đồ họa cho đến sản xuất nội dung đa phương tiện.

14. Google Cloud Text-to-Speech AI

Google Cloud Text-to-Speech là một dịch vụ thuộc hệ sinh thái của Google Cloud Platform. Với khả năng chuyển đổi thông minh từ văn bản sang giọng nói có thể tạo nên hàng loạt file âm thanh với giọng nói tự nhiên, tinh tế cùng giọng điệu phù hợp với lĩnh vực cụ thể một cách nhanh chóng và chính xác.

Google Cloud Text-to-Speech cho phép người dùng truy cập vào thư viện và lựa chọn giọng nói phù hợp nhất với nhu cầu của họ – bao gồm giọng nói của diễn viên và giọng nói thuộc các quốc gia khác nhau.

ai-tri-tue-nhan-tao6-17446931564111456255633.jpg

AI hỗ trợ con người trong các lĩnh vực sáng tạo.

15. Grammarly

Sử dụng Grammarly có thể giúp người dùng kiểm soát hoàn toàn các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay tình trạng trùng lặp trong quá trình sáng tạo nội dung. Grammarly cũng cung cấp một số đề xuất cải tiến để người dùng có thể chỉnh sửa và tạo nên một bài viết hoàn chỉnh.

16. Canva

Canva là công cụ chỉnh sửa hình ảnh cực kỳ phổ biến và được sử dụng rộng rãi hàng đầu hiện nay. Nền tảng này cũng khai thác sức mạnh của AI và machine learning để mang đến những trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Công cụ này thường xuyên đề xuất các mẫu thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen của bạn. Khi sử dụng Canva càng nhiều, nền tảng sẽ càng hiểu rõ bạn và những gợi ý mà công cụ cung cấp cũng mang tính cá nhân hóa cao hơn rất nhiều.

Canva còn đưa công nghệ AI vào trong bộ chỉnh sửa hình ảnh của mình, chẳng hạn như công nghệ xóa nền, thay đổi kích thước ảnh… Bằng cách ứng dụng AI, Canva khiến cho quy trình thiết kế của người dùng trở nên đơn giản, nhanh chóng và mang tính cá nhân hóa hơn.

17. Amazon SageMaker

Là một nền tảng cloud-based, Amazon SageMaker tạo nên môi trường lý tưởng để người dùng có thể xây dựng và huấn luyện mô hình machine learning dựa trên các dữ liệu lớn (big data), bao gồm các tài nguyên tính toán và bộ nhớ tối ưu do Amazon Web Services (AWS) cung cấp.

Công cụ AI này còn cung cấp hàng loạt tài nguyên và công cụ để phục vụ cho quá trình xử lý, phân tích dữ liệu của người dùng. Trong đó, người dùng sẽ có cơ hội tiếp xúc với các công cụ tạo, quản lý tập dữ liệu, công cụ quản lý, triển khai mô hình machine learning đã huấn luyện trước đó, hoặc các tài nguyên được sử dụng trong quá trình theo dõi, đánh giá hiệu suất mô hình…

18. PlayHT

PlayHT là một công cụ AI hỗ trợ người dùng trong việc chuyển đổi văn bản sang dạng âm thanh, giọng nói một cách tự nhiên và chuyên nghiệp nhất. Sau khi hoàn tất quá trình chuyển đổi, có thể tải file âm thanh xuống dưới dạng MP3 hoặc WAV.

Công cụ này cho phép người dùng truy cập và sử dụng thư viện âm thanh khổng lồ với 570 giọng nói hỗ trợ cho hơn 60 ngôn ngữ cùng những trọng âm khác nhau. Các thông tin dữ liệu đều sẽ được lưu trữ trên đám mây một cách an toàn để đảm bảo quyền riêng tư trong suốt quá trình sử dụng của người dùng.

19. Amazon Polly

Amazon Polly cũng là một công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói, là một dịch vụ Text-to-Speech do Amazon Web Services (AWS) cung cấp. Dịch vụ này cho phép người dùng chuyển đổi văn bản thành âm thanh số một cách tự động, nhanh chóng và linh hoạt.

20. IBM Watson Studio

AI IBM Watson Studio sẽ mang đến cho người dùng một môi trường tích hợp hoàn hảo để phục vụ cho nhu cầu phát triển và xây dựng các mô hình AI, machine learning. AI IBM Watson Studio mở ra cơ hội làm việc với các tài nguyên và công cụ AI hữu ích, bao gồm IBM Watson Natural Language Processing và IBM Watson Machine Learning. Thông qua đó, người dùng có thể dễ dàng tạo nên các giải pháp tối ưu hỗ trợ cho doanh nghiệp và cộng đồng.

AI IBM Watson Studio còn cho phép các nhà phát triển chia sẻ tài nguyên, công cụ và cùng góp sức vào trong một dự án thông qua môi trường làm việc đồng bộ mà công cụ này cung cấp. Do đó, người dùng có thể tối ưu quy trình và đẩy nhanh tốc độ triển khai các giải pháp AI một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

21. Rytr

Rytr là một công cụ AI được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực content và sáng tạo nội dung. Thông qua Rytr, người dùng có thể tạo nên hàng loạt nội dung khác nhau, từ blog, tin tức, email marketing, nội dung social cho đến thông báo bán hàng… một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính độc nhất.

Nhờ có công nghệ Natural Language Processing (NLP) hiện đại, Rytr có khả năng hiểu và phân tích yêu cầu của người dùng, sau đó tạo ra các khối nội dung hỗ trợ trong quá trình sản xuất văn bản chất lượng cao. Công cụ này còn mang đến những ý tưởng và chủ đề phù hợp để triển khai nội dung thông qua tính năng đề xuất keyword, đề tài tương ứng.

22. Deep Vision

Deep Vision là một công cụ AI hiện đại được thiết kế để cung cấp giải pháp hữu ích trong việc phân tích con người và nhận diện khuôn mặt, từ đó đảm bảo mang đến một môi trường an toàn, bảo mật hàng đầu cho khách hàng. Công nghệ này được tích hợp các thuật toán và mô hình học máy để theo dõi và giám sát các khu vực quan trọng, bao gồm cửa ra vào, khu vực công cộng, khu vực làm việc…

Deep Vision cũng cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích về số lượng, độ tuổi, giới tính cùng một số đặc điểm nhận dạng cá nhân theo thời gian.

23. Engati chatbot

Engati là một phần mềm hữu ích có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng, từ việc tạo dựng chatbot đơn giản cho đến các chatbot phức tạp với quy mô lớn.

Engati cung cấp sẵn hơn 150 mẫu chatbot hữu ích. Ngoài ra, Engati còn sở hữu trình xây dựng hàng đầu cho phép người dùng tích hợp và triển khai chatbot trên các nền tảng khác nhau.

23. Pega Platform

Pega Platform là một nền tảng AI cung cấp môi trường tổng quát để các doanh nghiệp có thể ứng dụng trong việc xử lý các quy trình dài dòng, phức tạp. Pega Platform mang đến hàng loạt công cụ và tính năng phục vụ cho quá trình tạo dựng, triển khai, theo dõi và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp, bao gồm ứng dụng tài chính, bảo mật, quan hệ khách hàng…

24. Google Bard

Google Bard là "đối thủ" nặng ký trong cuộc đua chatbot AI, được Google phát triển. Điểm mạnh của Bard chính là khả năng truy cập và xử lý thông tin từ kho kiến thức khổng lồ của Google Search, mang đến cho người dùng trải nghiệm "tìm kiếm thế hệ mới" với thông tin chính xác, đáng tin cậy. Bard có thể hiểu rõ ý người dùng và đưa ra câu trả lời phù hợp.

25. Microsoft Bing AI

Không còn chỉ là công cụ tìm kiếm thông thường, với sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh tìm kiếm của Bing và công nghệ AI tiên tiến, Microsoft Bing AI mang đến cho người sử dụng trải nghiệm tìm kiếm thông tin hoàn toàn mới.

Bing AI hiểu rõ ngôn ngữ tự nhiên, giúp tìm kiếm thông tin một cách chính xác và nhanh chóng chỉ với vài từ khóa đơn giản.

Công cụ AI này cung cấp kết quả tìm kiếm trực quan, dễ hiểu với hình ảnh, video, bảng biểu. Ngoài ra, Bing AI còn có thể hỗ trợ bạn tạo nội dung, dịch thuật, lên kế hoạch du lịch... giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.

26. Writesonic

Writesonic là công cụ hỗ trợ viết content hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Là công cụ tạo nội dung AI chuyên nghiệp, Writesonic có thể xử lý nhiều loại nội dung văn bản, từ blog post, ads copy, social media post, cho đến website content, email...

ai-tri-tue-nhan-tao4-17446928444051081159254.jpg

AI - trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

AI – trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích gì?

Kích thích sự sáng tạo ở con người: Với khả năng phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn. Cũng như đưa ra các thông tin cần thiết mà AI có thể giúp con người hiểu rõ hơn về thị trường, xu hướng và môi trường. Qua đó, con người có thể tập trung vào khía cạnh sáng tạo và mang đến những ý tưởng đột phá.

Độ chính xác cao: Hạn chế tối đa lỗi do con người gây ra. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và thuật toán, ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Phân tích dữ liệu phức tạp để đưa ra kết quả chính xác hơn.

Khả năng sáng tạo: Hỗ trợ con người trong các lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật, âm nhạc, thiết kế. Tìm ra những giải pháp mới, đột phá cho các vấn đề phức tạp.

Cá nhân hóa các dữ liệu người dùng: Trí tuệ nhân tạo có thể giúp doanh nghiệp phân tích và nhận thức sâu sắc hơn về người dùng và khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra lời khuyên, gợi ý để họ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cá nhân hóa đáp ứng được nhu cầu của người dùng riêng lẻ.

Phát hiện rủi ro: AI có khả năng phân tích Big Data và phát hiện những xu hướng, mô hình hay đối tượng có thể gây ra rủi ro. Do đó mà trong các lĩnh vực, đặc biệt tài chính - bảo hiểm thì AI được ứng dụng để phòng ngừa và quản lý rủi ro hiệu quả.

Tiết kiệm sức lao động: Thông qua những lợi ích và tác hại của trí tuệ nhân tạo. Hệ thống tự động hóa có thể thay thế công nhân thực hiện một số đầu việc đơn giản, có tính lặp lại. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn gia tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.

Năng suất vượt trội: Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, giải phóng sức lao động con người. Xử lý thông tin với tốc độ và khối lượng khổng lồ, vượt xa khả năng con người. Hoạt động liên tục 24/7, không cần nghỉ ngơi.

Cá nhân hóa trải nghiệm: Cung cấp dịch vụ, sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên sở thích và hành vi của người dùng. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong nhiều lĩnh vực như mua sắm, giải trí, giáo dục.

Giải quyết bài toán toàn cầu: Ứng dụng trong các lĩnh vực như y tế, môi trường, năng lượng để giải quyết những thách thức toàn cầu. Phân tích dữ liệu lớn để dự đoán và phòng ngừa rủi ro.

AI có nhược điểm gì?

Nguy cơ mất việc làm: Tự động hóa có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, dẫn đến thất nghiệp. Đòi hỏi người lao động phải thích ứng và nâng cao kỹ năng để đáp ứng nhu cầu mới.

Phân biệt đối xử: Thuật toán AI có thể bị sai lệch do dữ liệu đầu vào thiếu khách quan hoặc mang định kiến. Gây ra những quyết định không công bằng, ảnh hưởng đến các nhóm người yếu thế.

Vấn đề về đạo đức: Lo ngại về việc AI vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Sử dụng AI cho mục đích xấu như phát triển vũ khí tự động, thao túng thông tin.

Tốn chi phí: Để xây dựng và duy trì hệ thống AI các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực lớn cho cơ sở hạ tầng, nhân sự cũng như phần cứng và phần mềm.

Ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi con người: AI có thể khiến con người dựa dẫm nhiều hơn vào công nghệ. Về lâu dần có thể giảm đi sự sáng tạo và linh hoạt của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đe dọa an ninh: Quá trình nghiên cứu và phát triển AI đã thu nhập và lưu trữ lượng lớn dữ liệu người dùng. Do đó, thông tin người dùng trên Internet có thể bị rò rỉ và đe dọa nếu không có biện pháp bảo mật mạnh mẽ.

ai-hs-17446401723241544029994-293-0-1893-2560-crop-17446402312381866558169.jpgRa mắt chương trình tích hợp AI & STEM đầu tiên dành cho học sinh tại Hà Nội

GĐXH - Sự kiện không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trong đổi mới giáo dục, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ: Giáo dục phải đi trước để mở đường cho tương lai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022