Muôn kiểu làm giả

Điển hình là đối tượng Âu Thị Thanh Hằng (SN 1996, trú phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An) đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một nạn nhân với số tiền gần 8 tỷ đồng.

images17361341-17301032474961951583087.jpg

Hằng thường xuyên lên mạng xã hội đăng tải các hình ảnh ăn chơi tại các địa điểm sang trọng. Đi xe ô tô Mercedes, ở chung cư cao cấp.

Theo đó, Hằng không có nghề nghiệp ổn định nhưng có mối quan hệ xã hội phức tạp với nhiều đối tượng hình sự trên địa bàn và có dấu hiệu bất minh về kinh tế.

Không những thế, Hằng lại thường xuyên lên mạng xã hội đăng tải các hình ảnh ăn chơi tại các địa điểm sang trọng. Đi xe ô tô Mercedes, ở chung cư cao cấp. Ngoài ra, Hằng khoe trong tài khoản lúc nào cũng có hàng tỉ đồng và tự giới thiệu bản thân là một doanh nhân bất động sản thành đạt để thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư tiền để "chung vốn" làm ăn.

Sau khi nhận đơn tố giác về đối tượng Hằng, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an Nghệ An) đã bắt giữ đối tượng Âu Thị Thanh Hằng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thu và tạm giữ 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Âu Thị Thanh Hằng (được Hằng làm giả), 1 hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng đất, 1 xe ô tô Mercedes và nhiều giấy tờ liên quan tới hoạt động kinh doanh bất động sản.

Tại cơ quan công an, Hằng khai nhận, do thấy trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đất đang "sốt", nhiều người dân đầu tư và kinh doanh bất động sản nên Hằng đã tự tạo cho mình "vỏ bọc" là một doanh nhân bất động sản thành đạt để kêu gọi "chung vốn" từ các nhà đầu tư.

Để tạo niềm tin với các nhà đầu tư, Hằng đã tự làm hợp đồng đặt cọc mua bán đất, làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi đưa cho những người bỏ vốn đầu tư đất với mình. Với thủ đoạn đó, Hằng đã sử dụng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả để lừa đảo một nạn nhân ở Hà Nội với số tiền gần 8 tỷ đồng.

m5akxuj8-1730103306465316497483.png

Đối tượng Thế tại cơ quan công an.

Với thủ đoạn tương tự, đối tượng Lê Xuân Thế (SN 1995, trú tại xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) cũng làm giả các giấy tờ để lừa đảo.

Do không có tiền tiêu xài và đánh bạc, Thế nảy sinh ý định đặt làm giả các loại giấy tờ trên mạng xã hội như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô rồi sau đó mang đi cầm cố ở tiệm cầm đồ hoặc thế chấp cho người quen nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thế sử dụng tài khoản Facebook "Thế Bình" lên mạng xã hội tìm và kết nối với ý đồ làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau 5 ngày "đặt hàng", Thế nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, Thế đã đưa giấy tờ này thế chấp cho người quen để lấy số tiền 200 triệu đồng.

Tiếp đó, Thế tiếp tục đưa giấy tờ này liên hệ với một người dân trên địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành để thế chấp vay 300 triệu đồng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.

Ngoài ra, Thế gọi điện thoại cho 2 người dân trú tại xã Hoa Thành và thị trấn Yên Thành để thuê xe ô tô tự lái. Sau khi nhận xe, Thế tiếp tục làm giả giấy tờ rồi đem tới tiệm cầm đồ trên địa bàn xã Công Thành (huyện Yên Thành) và xã Diễn An, huyện Diễn Châu cầm cố với tổng số tiền 600 triệu đồng.

Cảnh giác các thủ đoạn

Để chủ động phòng ngừa tội phạm liên quan đến giấy tờ giả về nhà đất, xe ô tô, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần nêu cao ý thức cảnh giác, có biện pháp bảo vệ, giữ gìn tài sản của mình, không để các đối tượng xấu có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với các doanh nghiệp, cá nhân cho thuê xe ô tô tự lái cần xác minh kỹ thông tin của người thuê xe; thực hiện đầy đủ các thủ tục, biện pháp ràng buộc pháp lý đối với khách thuê xe ô tô nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.

images1962319z57151954092884560096cc88ca2794715f524716caeee-17301033375341646198131.jpg

Tang vật chuyên án cơ quan công an thu giữ về chiêu trò là giả giấy tờ ô tô để lừa đảo.

Đặc biệt, về các giấy tờ liên quan đến bất động sản, cơ quan chức năng cho biết, điểm chung của các nạn nhân trong những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến bất động sản phần lớn là do tâm lý nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật.

Mặc dù nhiều người có phần cẩn thận hơn, yêu cầu đối tượng đưa đi xem, gặp gỡ chủ đất hoặc môi giới để "mắt thấy, tai nghe" việc giao dịch nhưng lại không đủ kiến thức để nhận diện tính pháp lý của mảnh đất cũng như mánh khóe của đối tượng.

  • 3-7-e1728608281125-17292157370422073840024-241-0-661-672-crop-17292158197801373203631.jpg

    Cảnh giác với chiêu trò giả mạo công an để lừa đảo qua mạngĐỌC NGAY

Thậm chí các đối tượng còn thuê người làm môi giới hoặc làm chủ đất để củng cố niềm tin từ phía nạn nhân. Mọi cam kết, trao đổi diễn ra thực chất chỉ là màn kịch được dàn dựng sẵn, không hề có bất cứ biện pháp đảm bảo hay căn cứ pháp lý nào.

Để không trở thành nạn nhân, khi có nhu cầu mua đất, người dân cần chủ động xác minh tính pháp lý của thửa đất. Nếu mua thông qua môi giới, cần tìm hiểu kỹ thông tin cá nhân, chủ động, trực tiếp tham gia kiểm chứng, xác minh mọi thông tin trong hợp đồng với cơ quan chức năng, không nên tin vào lời quảng cáo, dụ dỗ của đối tượng.

Kiểm tra kỹ hợp đồng trước khi ký, tránh tin vào lời quảng cáo, dụ dỗ của các đối tượng mà không kiểm chứng thông tin từ phía các cơ quan chức năng.

chieu-tro-gia-danh-shipper-lua-dao-chiem-doat-tai-san1-172982697984194699969-250-0-1500-2000-crop-172982698640274152034.jpegChiêu trò giả danh shipper lừa đảo khách hàng

GĐXH - Gần đây, nhiều người bày tỏ bức xúc, lo lắng về tình trạng trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo. Trong số đó, mới nổi là chiêu trò giả danh shipper để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người mua hàng.

Thương mại điện tử tăng trưởng, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm có giá thành dưới 200.000 đồng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022