Theo bà Đậu Thị Minh Loan, Phó Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An, theo thống kê, hiện tại tỉnh này còn 275 cơ sở dư thừa sau khi sáp nhập cần được xử lý thông qua bán đấu giá hoặc thu hồi. Trong đó, có 23 trụ sở cấp xã, 12 đơn vị sự nghiệp công lập và 240 nhà văn hóa thôn, xóm, bản.

Đến nay, Sở Tài chính đã đôn đốc các địa phương và đơn vị liên quan triển khai thực hiện các phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.

sau-sap-nhap-o-nghe-an-275-tru-so-cong-doi-du-phai-ban-dau-gia-thu-hoi-173681976623931729791.jpg

Sau khi thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, Nghệ An hiện có 275 cơ sở dư thừa cần được xử lý thông qua bán đấu giá hoặc thu hồi.

Đối với các cơ sở nhà đất thuộc diện phải bán đấu giá hoặc thu hồi mà chưa được khai thác, sử dụng, và mục đích sắp xếp chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì sẽ được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất để quản lý và khai thác, cho thuê đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo hình thức ngắn hạn.

"Tiến độ xử lý tài sản công là các cơ sở, nhà đất dôi dư, Sở Tài chính hoàn toàn phụ thuộc vào các đơn vị và các ngành liên quan đề xuất phương án", bà Loan nói.

  • 76 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sáp nhập ở Nghệ An

  • Nhân sự cấp huyện, xã ở Nghệ An dôi dư sau sáp nhập được hỗ trợ như thế nào?

Theo Sở Tài chính Nghệ An, khó khăn hiện nay là hầu hết các cơ sở nhà đất dư thừa sau sắp xếp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cụ thể, nhiều khu đất trước khi sắp xếp được quy hoạch cho các mục đích như trụ sở, văn hóa… Trong đó, có một số cơ sở nhà đất còn là đất nông nghiệp, trong khi mục đích sắp xếp lại là đất ở dân cư hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện bán đấu giá chưa thể tiến hành nếu chưa điều chỉnh lại các quy hoạch này.

Vướng mắc này của tỉnh Nghệ An cũng là vấn đề chung của cả nước, vì vậy, thời gian qua, tỉnh Nghệ An cùng các địa phương khác đã có kiến nghị gửi Quốc hội và Chính phủ để xem xét, tháo gỡ.

Mới đây, theo Nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Nghệ An, sau khi sắp xếp, tỉnh này giảm một đơn vị hành chính cấp huyện, từ 21 đơn vị còn 20 đơn vị; giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã, từ 460 đơn vị còn 412 đơn vị.

Theo tờ trình đề án sắp xếp tổ chức đảng và các cơ quan đảng cấp tỉnh, Nghệ An dự kiến sẽ hợp nhất 12 sở và kết thúc hoạt động của 11 Đảng đoàn.

76-ty-dong-ho-tro-can-bo-doi-du-sau-sau-sap-nhap-o-nghe-an-17334502635901407157472-0-106-1152-1949-crop-1733450331202875253339.jpg76 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sáp nhập ở Nghệ An

GĐXH - Sau sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện, tỉnh Nghệ An sẽ dành 76 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ 1.355 cán bộ dôi dư.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022