Video: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm ở Nam Định đặc quánh, bốc mùi
Theo tìm hiểu của phóng viên, Bình Yên là làng nghề chuyên tái chế, cô đúc nhôm từ các phế thải như vỏ lon bia, đồ uống đóng hộp để sản xuất chậu, mâm, xoong nồi... Cũng nhờ nghề này, ngày càng nhiều hộ gia đình ở đây trở nên khá giả. Tuy nhiên, mặt trái là môi trường nơi đây đang ngày càng bị ô nhiễm, hầu hết các sông ngòi, kênh mương, nhiều ha ruộng vườn đã bị bỏ hoang vì ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 27/4, theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết tất cả chất thải đều được các hộ dân đổ xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua bất cứ một khâu xử lý nào.
Mặt sông, mương với mùn hóa chất đúc xoong nồi thải ra đặc quánh, váng rêu nổi đầy mặt.
Chưa kể, khói bụi và tiếng ồn từ hoạt động tái chế nhôm cũng đang “bức tử” môi trường tự nhiên ở làng nghề Bình Yên.
Theo người dân khu vực cho biết, các kênh mương chạy xung quanh làng nghề hiện chỉ còn chỗ chứa nước, toàn bùn với mùn hóa chất đúc xoong nồi thải ra đặc quánh, váng rêu nổi đầy mặt. Cá, tôm và các loài thủy sản còn không thể sống. Ngày nào cũng vậy, mùi thối hỗn hợp, bốc lên nồng nặc có nguy cơ ảnh hường đến sức khoẻ, bệnh tật.
Tái chế nhôm đang “bức tử” môi trường tại Bình Yên.
Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên các xỉ than cũng được để tràn lan ra ngoài môi trường.
Chất thải rắn, xỉ than được đổ tràn lan ở dọc đường.
Các hóa chất được sử dụng trong quá trình tái chế nhôm.
Theo một công nhân ở trong làng nghề (xin giấu tên) chia sẻ: "Trước đây, trong làng nghề được hỗ trợ xây dựng nhà máy xử lý chất thải nhưng không thể vận hành. Đến nay nhà máy bỏ hoang".
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nhà máy đang được để làm nơi tập kết vật liệu phục vụ trong làng nghề tái chế nhôm. Các hệ thống máy móc đã có dấu hiệu xuống cấp.
Dòng sông Ba Cồn (chảy qua địa phận xã Nam Thanh, huyện Nam Trực) nơi có mương Đông làng Bình Yên chảy ra khiến nước sông chuyển màu, nhiều váng nổi trên mặt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30.4-1.5