Theo ghi nhận của phóng viên Gia đình và Xã hội, sau thời gian chiến dịch "giành" lại vỉa hè ở Hà Nội lắng xuống, nhiều vỉa hè ở các tuyến phố và ngõ nhỏ đang bị lấn chiến thành nơi để xe, địa điểm kinh doanh. Ảnh ghi nhận tại ngõ 86 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Các xe ô tô đỗ "nuốt" luôn vỉa hè.
Các ô tô vô tư đỗ trên vỉa hè được lát bằng "đá vĩnh cửu". Thậm chí cả lòng đường.
Nói về tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, anh Vũ Văn T (người dân sống trong một ngõ ở phố Duy Tân) bức xúc: "Tôi tưởng sau khi TP xử lý tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè sẽ thông thoáng nhưng sau đó đâu vẫn vào đấy. Trong các ngõ ở phố Duy Tân có nhiều văn phòng nên thường các xe của nhân viên làm ở đây đều tận dụng vỉa hè làm nơi để, giờ cao điểm là xe ken đặc hai bên đường".
Ngoài việc là nơi để xe ô tô, vỉa hè còn bị chiếm dụng làm nơi bán nước.
Tại đường Trần Quốc Vượng (Dịch Vọng Hậu), nhiều cửa hàng kinh doanh cũng đang trưng dụng vỉa hè để làm nơi để đồ, điều này hết lối đi bộ của người dân.
Mặc dù, UBND phường Dịch Vọng Hậu đã rào lại nhưng vỉa hè trước cửa nhà văn hoá tổ 21 vẫn bị chiếm thành nơi để vật liệu xây dựng và quán nước.
Hầu hết, trên các tuyến đường nội đô hiện nay đều xảy ra tình trạng tái chiếm lòng, lề đường.
Có nhiều nơi đất sát vỉa hè còn được dựng cả nhà xưởng bằng tôn làm gara ô tô.
Bên ngoài các xưởng kinh doanh nhìn rất mới nhưng đằng sau thì các tôn quây đã cũ kỹ, nhìn "rách nát" tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Có nơi vỉa hè trở thành "sân khấu" của các quán ăn.
Việc lấn chiếm vỉa hè lòng đường diễn ra nghiêm trọng hơn tại các hàng quán.
Và quán cafe.
Một quán nước mở ngay trạm điện cao thế ở trong ngõ 15 phố Duy Tân.
Xe máy và ô tô "bịt kín" vỉa hè.
Người đi bộ xuống lòng đường vì vỉa hè là nơi để xe.
Trong kế hoạch, Ban chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã chia 3 mốc thời gian để các địa phương thực hiện "tổng chiến dịch" xóa lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Cụ thể, giai đoạn 1 kể từ khi triển khai kế hoạch đến hết ngày 28/2, thành phố yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định; ký cam kết tự nguyện chấm dứt vi phạm, khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng hè phố, lòng đường.
Giai đoạn 2, từ ngày 1 - 31/3, các thành viên Ban chỉ đạo đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực phụ trách.
Giai đoạn 3, từ ngày 1/4 - 1/11, các lực lượng, đơn vị tiếp tục thực hiện, duy trì các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kiên quyết không để vi phạm tái diễn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hàng trăm người dân Hải Phòng xếp hàng mua bánh Trung thu