Sống khổ khi dự án bị treo

Nhắc đến dự án đường Lê Mao kéo dài bị treo, ông Dương Đình Phúc (trú khối Tân Phượng) ngao ngán nói, các cơ quan ban ngành đã mời chúng tôi họp hàng chục cuộc trong hơn 15 năm qua nhằm giải quyết vấn đề di cư để làm dự án nhưng mãi vẫn dẫm chân tại chỗ.

img4707-1693296819463355640039.jpg

Ông Dương Đình Phúc chỉ vào căn nhà xuống cấp buộc người con trai phải đi thuê nhà để ở.

"Vướng dự án khiến hàng chục hộ dân ở đây sống trong cảnh khổ sở. Nhà hư hỏng, dột nát không được sửa chữa, cơi nới. Đến cái cổng của nhà cũng không được làm buộc người dân phải dùng lưới thép B40 quây lại", ông Phúc buồn rầu kể.

Nhà ông Phúc có 5 người con nhiều năm nay sống chật hẹp trong căn nhà ngói xây từ năm 1989 và căn nhà cấp 4 lợp tôn đã hư hỏng. Vợ ông Phúc nói thêm: "Chật hẹp quá khiến gia đình người con trai cùng 3 đứa cháu buộc phải đi thuê nhà để ở nhiều năm nay. 

Tuy nhiên, vừa rồi chỗ thuê nhà họ cũng lấy lại buộc con tôi phải quay về. Đất của gia đình rộng hơn 700 m2 nhưng không được chia tách, xây nhà đâu khi dự án đường Lê Mao cứ treo năm này qua năm khác".

Nỗi lòng của người dân khi sống khổ hơn 15 năm di vướng dự án treo.

Cũng như gia đình ông Phúc, ông Trần Văn Trường bức xúc cho biết, từ khi đường Lê Mao kéo dài thi công đến phía sau nhà, mỗi năm nhà ngập lụt từ 2-3 lần, đồ đạc trong nhà cũng nhanh chóng xuống cấp hơn.

"Gia đình ở trên khu đất hơn 1.200m vuông hơn 40 năm nay, mấy gian nhà cấp 4 xuống cấp nặng nhưng không được sửa chữa. Gia đình có 3 thế hệ với 5 cặp gia đình vợ chồng con cháu nhưng không thể tách hộ, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm nhà, cuộc sống chung vô cùng khó khăn, cơ cực", ông Trường nói.

Điệp khúc chờ đợi trong mỏi mòn

Theo thiết kế, đường Lê Mao kéo dài, từ điểm đầu đường Trần Phú đến bờ sông Vinh khoảng 1,5 km được đầu tư theo hình thức BT (hợp đồng xây dựng, chuyển giao), chủ đầu tư là một công ty có trụ sở ở Hà Nội sẽ thi công tuyến đường trên và đổi lại tỉnh dành quỹ đất tương đương với giá trị công trình để làm dự án Khu đô thị.

5-du-an-treo-nghe-an-16932970985301242074620.jpg

Nhiều hộ gia đình có đến 3-4 thế hệ sống chung trong ngôi nhà xuống cấp.

Tuy nhiên, sau khi thi công xong đoạn từ ngã tư Trần Phú đến đường vào dự án Khu đô thị mới (dài khoảng 1km) và đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng, đoạn từ cổng dự án Khu đô thị mới đến bờ sông Vinh thuộc địa phận khối 2 Tân Phượng (Vinh Tân) thì chính sách đầu tư BT bị dừng lại.

Theo phương án ban đầu, nếu thi công theo hình thức BT, công ty đã có phương án dành quỹ đất bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng được tái định cư khu vực xung quanh đó. Tuy nhiên, do đầu tư theo BT bị dừng lại buộc công ty cũng phải dừng lại để chuyển sang hình thức đầu tư công. Thế nhưng, do thành phố thiếu nguồn vốn nên dự án cũng dừng lại từ đó đến nay.

img4705-16932971480561855747753.jpg

Không được sửa chữa khiến nhiều nhà xuống cấp, không thể ở.

Ông Phúc thông tin, giữa tháng 5/2023, các cơ quan chức năng lại tiến hành họp dân để bàn về phương án tai định cư. Nhiều khu tái định cư được đưa ra như khu tái định cư ở Trung Đô, Hưng Đông, Cửa Lò… nhưng người dân ở dây đều không đồng ý. 

Theo ông Phúc, hầu hết các hộ gia đình ở đây đều buôn bán, kinh doanh ở chợ Vinh nên di dời đến các khu tái định cư nêu trên rất bất tiện. Nguyện vọng các hộ dân là được tái định cư ngay tại phường.

"Các hộ dân đồng ý với phương án khu tái định cư ở khối Tân An, phường Vinh Tân cách các hộ gia đình khoảng 300m. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cho biết đang xem xét vì quỹ đất ở đây không đủ. Không biết chúng tôi lại phải chờ đến bao giờ", ông Phúc nói.

img9611-16932971946301926258748.jpg

Căn nhà chật hẹp nhưng do vướng dự án treo nên không thể cơi nới.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Vinh, cuối tháng 5/2023, thành phố đã có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường Lê Mao kéo dài giai đoạn hai, với tổng vốn hơn 139 tỷ đồng cho 500m còn lại. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 59 tỷ đồng, dự kiến triển khai năm 2024.

Ngoài ra, lãnh đạo UBND TP Vinh đã phối hợp với UBND phường Vinh Tân tổ chức nhiều cuộc họp, hiểu được nguyện vọng của người dân là muốn tái định cư gần đó. Các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch lập một số khu tái định cư. Trước mắt sẽ tuyên truyền, vận động và mong đạt được sự đồng thuận của người dân.

djifly20230706091238901688609567580photo-1689811742121948375004-1689842470133-1689842470303631780472-0-148-1125-1948-crop-1689842798938391148839.jpgNgười dân khốn khổ vì dự án treo, mòn mỏi chờ giải pháp

GĐXH - Bất ngờ được thông tin diện tích đất của gia đình nằm trong dự án, nhiều hộ dân tại phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới không thể xây dựng, tách thửa và cũng không biết phải di dời hay được ở lại.

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm toàn tuyến qua 14 nhà ga

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022