Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y tỉnh Thái Nguyên cho biết, riêng trong ngày 17/7, đã có 30 con lợn (tổng trọng lượng 1.119kg) bị tiêu hủy tại 6 hộ thuộc 3 thôn thuộc tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi phát hiện điểm dịch, sáng ngày 17/7, Đoàn công tác của Cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vùng II đã phối hợp kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tại xã Tân Khánh, tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy, tính lũy kế từ ngày 1/7 đến 17/7, toàn tỉnh Thái Nguyên đã tiêu hủy 564 con lợn (tổng trọng lượng 27.129kg) do mắc Dịch tả lợn Châu Phi, tại 119 hộ thuộc 53 thôn của 21 xã. Hiện có 8 xã, phường báo cáo lợn ốm, chết và đang được kiểm tra, hướng dẫn xử lý, lấy mẫu chẩn đoán, bao gồm: Nam Hòa, Phổ Yên, Trại Cau, Phú Bình, Tân Thành, Xuân Dương, Phúc Thuận, Đồng Phúc.

Sau 17 ngày xử lý dịch tả lợn Châu Phi, đến nay các xã phía Bắc (11 xã có dịch) dịch bệnh đang lây lan chậm, chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng tiêu hủy ít (vài con/hộ) còn các xã phía Nam (10 xã có dịch) dịch bệnh đang được kiểm soát, ổ dịch được khống chế (quy mô mắc bệnh 1-2 hộ/xã).

Tuy nhiên, nguy cơ lây lan bùng phát dịch sang các hộ và trang trại chăn nuôi tập trung trong thời gian tới là rất cao.

tnn-1752838867412458112739.jpg

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y tỉnh Thái Nguyên cho biết, riêng trong ngày 17/7, đã có 30 con lợn (tổng trọng lượng 1.119kg) bị tiêu hủy tại 6 hộ thuộc 3 thôn thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Để công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi có hiệu quả, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo duy trì Tổ công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với 72 thành viên để hỗ trợ kiểm tra, hướng dẫn các xã, phường triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Các xã có dịch và có nguy cơ cao đều triển khai vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhằm tiêu diệt mầm bệnh, phun hóa chất định kỳ tại khu vực chuồng trại với khoảng 5.000 lít hóa chất đã được cấp. Các hộ chăn nuôi được yêu cầu chủ động sử dụng vôi bột để tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

Các xã, phường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp xã, ban hành văn bản chỉ đạo, chuẩn bị lực lượng và vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch. Việc kiểm tra, lấy mẫu xác minh dịch bệnh và xử lý tiêu hủy lợn ốm, chết được thực hiện đúng quy định.

Trong thời gian tới, toàn ngành phải tiếp tục tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi để phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi và xử lý tiêu hủy theo quy định. Đồng thời phải thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi đến người dân, người chăn nuôi.

Đồng thời, chính quyền các xã, phường cùng các điểm kiểm tra dịch bệnh phải tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật trên địa bàn, nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhập lậu vào địa phương tiêu thụ, cũng như giết mổ lợn bệnh làm phát tán dịch bệnh. Đôn đốc các xã, phường, thành viên tổ công tác thực hiện nghiêm chế độ báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản vào 16h chiều hàng ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022