Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13km, trong đó có 1,7km ra vào khu depot, 12 nhà ga... Sau nhiều năm người dân Thủ đô chờ đợi, mới đây tổng thầu Trung Quốc đã đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải, phương án kết thúc chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào cuối quý 1/2019 và chính thức đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến từ tháng 4.

duong-sat-15523848465931485218936.jpg

Năm 2017, tại ga La Khê, nhà ga đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chính thức mở bạt và mở cửa cho người dân tham quan. Rất nhiều gia đình đã đến để tận mắt nhìn thấy tàu trên cao đang được đặt tại ga.

duong-sat-tren-cao-8-1552384846615212090778.jpg
Ít lâu sau, các đoàn tàu được đơn vị thi công đưa vào chạy thử nghiệm khiến không ít người dân Thủ đô thích thú cũng như mong muốn về một tuyến đường sắt nội đô khang trang, tiện lợi và văn minh.
duong-sat-tren-cao-12-1552384846625275158399.jpg
Điểm đầu của tuyến đường sắt là nhà ga tại ngã tư Cát Linh. Tại đây, công trình cũng gần như hoàn thiện, riêng phần trang trí, dọn dẹp đang được các công nhân gấp rút triển khai.
duong-sat-tren-cao-14-15523848466301257690752.jpg
Dự kiến, sau khi kết thúc chạy thử, tổng thầu sẽ căn chỉnh trước khi được nghiệm thu, tiếp nhận và bàn giao cho TP Hà Nội quản lý, khai thác thương mại. Giai đoạn đầu có thể thí điểm cho người dân sử dụng nhưng chưa thu phí.
duong-sat-tren-cao-13-1552384846628583629013.jpg
Chiều ngày 12/3 rất nhiều công nhân đang tiến hành dọn dẹp, sơn sửa hoặc làm sạch bề mặt nhà ga Cát Linh với mục đích chuẩn bị đưa dự án vào khai thác.
duong-sat-tren-cao-15-1552384846632621950512.jpg
Theo đó, phương án được đưa ra có trợ giá áp dụng trong thời gian thí điểm vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Giá vé cũng đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và các khoản chi phí trung gian thanh toán nếu có.
duong-sat-tren-cao-3-15523848466011265745097.jpg

Mức giá cụ thể được cho quy định 2 loại giá vé là vé ngày và vé tháng. Vé ngày cho hành khách phổ thông có giá 30.000 đồng, không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến. Giá vé tháng cho hành khách phổ thông 200.000 đồng/người/tháng.

duong-sat-tren-cao-4-15523848466041550263454.jpg
Ngoài ra, còn có phương án giá vé lượt giữa các ga bằng thẻ và tiền mặt. Cụ thể, giá vé trừ tiền trên thẻ ở mức 7.420 - 14.500 đồng (tùy thuộc quãng đường đi); còn giá vé tiền mặt trong mức 8.000 - 15.000 đồng.
duong-sat-tren-cao-10-15523848466201935246750.jpg
Tại nhiều nhà ga, phía đơn vị thi công cũng đã tiến hành đặt nhiều biển cấm tại các vị trí thang máy và thang bộ.
duong-sat-tren-cao-6-15523848466101742997689.jpg
Khu vực đường sắt chạy qua sông Tô Lịch đoạn Ngã Tư Sở.
duong-sat-tren-cao-9-15523848466171883391561.jpg
Dự thảo cũng nêu rõ, mức giá vé được áp dụng trong thời gian thí điểm kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác thương mại. Sau khi có định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành và các quy định về chi phí quản lý, vận hành về đường sắt đô thị, Sở GTVT, Sở Tài chính tiến hành đánh giá, tổng kết và trình UBND TP xem xét ban hành giá vé chính thức.
duong-sat-tren-cao-7-15523848466121149971854.jpg
Một trong nhiều cây cầu đường bộ nằm dưới đường sắt trên cao. UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thực hiện mức giá vé theo đúng đối tượng.
duong-sat-tren-cao-11-15523848466232071816500.jpg

Hình ảnh ga cuối đoạn đối diện bến xe Yên Nghĩa. Trong một diễn biến khác, chiều 11/3 Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Vũ Văn Viện đã trả lời báo chí về việc hạn chế, tiến tới cấm xe máy khu vực nội thành vào năm 2030. Theo đó, hai tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương được chọn để thí điểm cấm xe máy. Tuyến đường Nguyễn Trãi là nơi có đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy qua, còn tuyến đường Lê Văn Lương có buýt BRT từ Yên Nghĩa - Kim Mã. Đây được xem là động thái để hạn chế phương tiện xe máy chống ùn tắc giao thông.

Mộc Trà

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022