Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có mấy bậc quân hàm?

Khoản 2, Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

nghia-vu-quan-su-1702287724572176370143.jpgQuy định mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự 2024

GĐXH - Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 06/12/2023, quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Binh sĩ được phong cấp bậc Binh nhì khi nào?

Điều 6, Thông tư số 07/2016/TT-BQP ngày 26/1/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau:

(1) Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

(2) Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

(3) Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.

nghia-vu-quan-su-1702370052912237237123.jpg

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân được gọi nhập ngũ sẽ được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân. Ảnh minh họa: TL

Ai có thẩm quyền phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ?

Theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP, việc phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ sẽ do các đối tượng có thẩm quyền sau đây thực hiện:

- Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;

- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

Tham gia nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 9 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

+ Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

nghia-vu-quan-su-17018522326761254586698-0-67-356-637-crop-1701852425893892384439.pngQuy định về quyền được hưởng chế độ nghỉ phép, người tham gia nghĩa vụ quân sự cần biết

GĐXH - Theo Luật Nghĩa vụ quân sự, tham gia nghĩa vụ quân sự công dân sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là chế độ nghỉ phép. Tham gia quân ngũ bao lâu thì sẽ được chế độ này?

nghia-vu-quan-su1-1702370143118929343447.jpg

Tham gia nghĩa vụ quân sự, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân. Ảnh minh họa: TL

Hạ sĩ quan, binh sĩ có các chức vụ, cấp bậc quân hàm nào?

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

- Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:

+ Phó trung đội trưởng và tương đương;

+ Tiểu đội trưởng và tương đương;

+ Phó tiểu đội trưởng và tương đương;

+ Chiến sĩ.

- Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:

+ Thượng sĩ;

+ Trung sĩ;

+ Hạ sĩ;

+ Binh nhất;

+ Binh nhì.

Xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ cần thời hạn bao lâu?

Theo Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

(i) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị.

(i.1) Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 06 tháng phục vụ tại ngũ.

(i.2) Thăng cấp bậc Hạ sĩ.

- Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

- Các chức danh có cấp bậc Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 06 tháng.

(i.3) Thăng cấp bậc Trung sĩ

- Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

- Các chức danh có cấp bậc Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 06 tháng.

(i.4) Thăng cấp bậc Thượng sĩ

- Trung sĩ giữ chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

- Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 06 tháng.

(i.5) Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng từ Chiến sĩ thi đua trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ và thời hạn quy định tại điểm (i.1), (i.2), (i.3) và (i.4), nhưng không vượt quá một cấp so với quân hàm quy định của chức vụ đảm nhiệm.

(ii) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên trong các nhà trường.

(ii.1) Học viên đang học tại các nhà trường.

- Thăng cấp bậc Binh nhất: Đã giữ cấp bậc Binh nhì đủ 06 tháng.

- Thăng cấp bậc Hạ sĩ: Đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 06 tháng.

- Thăng cấp bậc Trung sĩ: Đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 12 tháng.

- Thăng cấp bậc Thượng sĩ: Đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 12 tháng.

(ii.2) Học viên tốt nghiệp đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy:

- Đào tạo Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương; tốt nghiệp loại khá trở lên được thăng cấp bậc Trung sĩ, loại trung bình thăng cấp bậc Hạ sĩ;

- Đào tạo Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp được thăng cấp bậc Thượng sĩ.

(ii.3) Học viên tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sơ cấp

- Thời gian đào tạo từ 06 tháng trở xuống: Loại giỏi được thăng cấp bậc Trung sĩ; loại khá và loại trung bình được thăng cấp bậc Hạ sĩ.

- Thời gian đào tạo từ 06 tháng trở lên: Loại khá trở lên được thăng cấp bậc Trung sĩ; loại trung bình được thăng cấp bậc Hạ sĩ.

(ii.4) Học viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng từ Chiến sĩ thi đua trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào thời hạn quy định tại điểm (ii.1), (ii.2), (ii.3);

(ii.5) Học viên không tốt nghiệp hoặc không hoàn thành chương trình đào tạo thì không được xét thăng cấp bậc quân hàm.

(iii) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

(iii.1) Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 12 tháng phục vụ trong đơn vị dự bị động viên.

(iii.2) Thăng cấp bậc Hạ sĩ

- Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương.

- Các chức danh có cấp bậc quân hàm Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 12 tháng trở lên.

(iii.3) Thăng cấp bậc Trung sĩ

- Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương;

- Các chức danh có cấp bậc quân hàm Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 12 tháng trở lên.

(iii.4) Thăng cấp bậc Thượng sĩ

- Trung sĩ được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương;

- Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 12 tháng trở lên.

(iii.5) Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, được khen thưởng từ Giấy khen trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ và thời hạn quy định tại điểm (iii.1), (iii.2), (iii.3) và (iii.4), nhưng không vượt quá một cấp so với bậc quân hàm quy định của chức vụ đảm nhiệm;

(iii.6) Thời hạn xét thăng quân hàm được tính từ khi quân nhân dự bị có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022