GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.
Sổ đỏ mới có thể in mã QR
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến của người dân và các Bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo "Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) và hồ sơ địa chính".
Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất in mã QR trong sổ đỏ. Đây được xem là điểm mới vì trước đây, sổ đỏ chỉ có 2 mã vạch.
Ngoài ra, sổ đỏ mới có thể chỉ còn 2 trang thay vì 4 trang như hiện tại.
Hình thức của sổ đỏ in mã QR thế nào?
Cụ thể, điều 3 của Thông tư nêu rõ:
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 2 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận), có kích thước 210 x 297 mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận gồm các nội dung:
- Quốc hiệu, Quốc huy, mã QR code.
- Tên "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất" in màu đỏ. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tin thửa đất. Thông tin tài sản gắn liền với đất. Ghi chú. Sơ đồ thửa đất.
- Địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận tại góc dưới cùng bên phải Trang 1 của Giấy chứng nhận. Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận.
Hình thức của sổ đỏ khi in mã QR
Trang 2 của Giấy chứng nhận gồm các nội dung:
- Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
* Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Chuyên gia nói gì về đề xuất in mã QR vào sổ đỏ?
Bàn luận về nội dung trên, luật sư Nguyễn Văn Đồng (Văn phòng Luật sư Nhân Chính - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số, phù hợp với công nghệ 4.0.
Ngoài ra, khi đi thực hiện các giao dịch dân sự trong đời sống liên quan đến sổ đỏ thì người dân và các cơ quan tổ chức có thể kiểm tra tính "thật-giả" thuận tiện hơn khi chỉ cần quét mã QR là xác định được tính pháp lý.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho rằng, việc in mã QR lên sổ đỏ sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai
Cũng theo ông Đồng, việc in mã QR vào sổ đỏ nên tiến hành càng sớm, càng tốt. Bởi việc áp dụng mã QR cho sổ đỏ sẽ giúp cải cách dịch vụ hành chính công liên quan tới lĩnh vực đất đai như công chứng, chứng thực, tín dụng, thế chấp quyền sử dụng đất… có sử dụng giao dịch tài sản là quyền sử dụng đất. Việc chuyển đổi này không chỉ người dân mà các cơ quan, tổ chức đều được hưởng lợi nếu áp dụng.
Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để hệ thống hóa dữ liệu đất đai trên nền tảng số hóa được chuyên nghiệp. Khi hệ thống vận hành trơn tru thì các cơ quan đăng ký đất đai mới thống nhất chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
"Chắc chắn Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quy định rõ trong thông tư, làm cơ sở thực hiện trước. Việc thực hiện sẽ còn nhiều bất cập và rút kinh nghiệm, do để hệ thống hóa dữ liệu này trên phạm vi cả nước không phải chuyện một sớm một chiều, mà thậm chí mất cả nhiều năm", ông Đồng chia sẻ thêm.
GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.