tet-nguyen-dan-1673318634018292874670-0-0-750-1200-crop-16733186459541857522056.jpgNguồn gốc, ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên đán không phải ai cũng biết

GĐXH - Tết Nguyên đán 2023 đã sắp cận kề nhưng nguồn gốc Tết Nguyên đán như thế nào? Bắt nguồn từ bao giờ? là những thông tin không phải ai cũng biết. Chuyên trang Gia đình & Xã hội sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về Tết Nguyên đán.

Tìm tới tổ dân phố số 2 (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi thăm về cô giáo Nguyễn Thị Côi (nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ) và "lớp học linh hoạt", không ai là không biết. Xoay quanh người phụ nữ đặc biệt này là những câu chuyện đầy xúc động, thấm đượm tình người.

Trong không gian ấm cúng của ngôi nhà nhỏ, bà Côi bồi hồi xúc động nhớ về những ngày đầu bén duyên với lớp học đặc biệt. Đó là cách đây gần 30 năm, phường Hoàng Văn Thụ (khi đó thuộc quận Hai Bà Trưng) có chủ trương mở lớp xóa mù chữ cho những phận đời kém may mắn, lang thang, cơ nhỡ trên đường phố. Vốn là người giàu lòng trắc ẩn, lại có kinh nghiệm sư phạm, nên bà Côi nhiệt tình tham gia.

Không quản ngại nắng mưa, vất vả, ngày này qua ngày khác bà Côi tìm tới những địa điểm mà trẻ em cơ nhỡ thường tập trung để trò chuyện, vận động chúng tới lớp học miễn phí. Những ngày đầu, đáp lại sự nhiệt thành của bà là những ánh mắt hoài nghi của những đứa trẻ vốn lấy vỉa hè, gầm cầu làm nhà. Tuy vậy, bà Côi không nản lòng, với phương pháp "mưa dầm thấm lâu", sau nhiều ngày thuyết phục, nhiều học trò cũng bằng lòng tìm tới lớp học.

5-16740141893371975054301.jpg

Lớp học đặc biệt do bà Côi quản lý tập hợp nhiều mảnh đời kém may mắn

Giáo dục một đứa trẻ bình thường vốn đã khó, đây lại là những trường hợp cá biệt, sống thiếu vắng sự giáo dục của mẹ cha, gia đình khiến cho nhiệm vụ của bà Côi càng khó khăn hơn gấp bội.

Giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm, bà Côi tâm sự: "Với những học sinh ngổ ngáo, thì chúng ta cần phải dùng cái tâm của mình để cảm hóa. Hãy quan tâm tới các em từ những điều nhỏ nhặt và bình dị nhất. Chỉ khi chúng cảm nhận được sự ấm áp, chân thành thì mới mong về một sự đổi thay".

Để minh chứng cho những lời mình nói, bà Côi kể cho chúng tôi nghe mẩu chuyện nhỏ về một cậu học sinh cá biệt. Cụ thể, trong một lần lên lớp giảng dạy, bà đã bị học trò trộm tiền. Mặc dù biết người lấy trộm là ai, nhưng bà Côi vẫn khéo léo không nhắc thẳng tên, mà chỉ nhẹ nhàng buông câu nói: ""Em nào nhặt được tiền của cô đánh rơi thì cho cô xin lại". Câu nói như một sự cảm hóa đã khiến cậu học trò ngổ ngáo sớm nhận ra sai lầm bản thân và tìm tới xin lỗi bà Côi.

Sau rất nhiều lần chuyển địa điểm, lớp học đặc biệt do bà Côi phụ trách giờ giảng dạy ổn định tại Nhà văn hóa khu dân cư số 2 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Lớp mở cửa đều đặn các sáng từ thứ 2 tới thứ 6 hằng tuần.

Lớp học không chỉ dạy học sinh về kiến thức văn hóa, mà còn dạy về đạo đức, lối sống, cách ứng xử dù là nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Với gần 30 năm duy trì hoạt động, bà Côi đã chứng kiến bao lớp học trò trưởng thành từ lớp học của mình. Thậm chí có những em về sau đã học tiếp lên cao và tìm cho mình công việc ổn định.

Bà Côi xúc động nói: "Tôi sẽ tiếp tục lên lớp giảng dạy cho những phận đời kém may mắn tới khi nào không thể nữa thì dừng lại. Bởi đối với tôi, những điều tốt đẹp ta cho đi là sẽ còn mãi. Nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên, vô tư và chứng kiến học trò tiến bộ theo từng ngày tôi thấy bản thân mình đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022