Video ghi lại đoạn đường nói trên.
Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, đoạn đường chưa đầy 200m tại ngõ 8, đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội) nằm trong gói thầu số 2: Thi công xây dựng dự án xây dựng và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất D20 khu đô thị mới Cầu Giấy”, được ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy ký phê duyệt vào ngày 30/9/2020.
Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Dũng Chí – Công ty CP xây lắp và dịch vụ thương mại Thành An (Công ty Thành An) trúng với giá 11.099.956.000 đồng. Thời hạn thi công dự án 235 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
Gói thầu này chia ra nhiều đoạn để thi công, đoạn công trường trước tòa nhà Tổng cục Dân (ngõ số 8 Tôn Thất Thuyết) số do Công ty Thành An phụ trách với vai trò nhà thầu phụ. Tưởng chừng sự việc sẽ được giải quyết, khi cuối năm 2020, đầu năm 2021 Công ty Thành An bắt đầu thi công.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thi công, đơn vị này bỗng dưng làm cầm chừng, kéo dài đến nay năm 2023 vẫn “nằm im bất động". Hậu quả đã tạo ra một công trường ngổn ngang vật liệu xây dựng và các hố ga nguy hiểm khiến nhiều phương tiện bị sập gầm, gây nguy hiểm cho người tham giao thông.
Theo những người lao động trong diện bị ảnh hưởng bởi dự án bê bết này cho biết, trước đã ngập giờ còn ngập nặng thêm, mưa lớn "biến thành sông", ngập tới 60 đến 70cm khiến các tòa nhà gần như bị "cô lập”. Những ngày này thời tiết Hà Nội đang “chìm” trong mưa, nồm khi đi làm qua đoạn đường chưa đầy 200m này như đang đi “ruộng”.
Ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội cho thấy, đoạn đường này hiện đang “nằm im bất động" nhân viên nhà thầu, cơ sở hạ tầng ngổn ngang. Mặt đường, vỉa hè thì bị đào xới tung tóe, ống cống vứt ngổn ngang, tại các cống rãnh có độ sâu nguy hiểm không được nhà thầu căng dây cảnh báo.
Hố ga trước có che đậy nhưng đến nay chình ình giữa đường. Các hạng mục xuống cấp trầm trọng, đá vỉa hè vỡ vụn, mặt đường ẩm thấp, bùn lầy như “ruộng" mới cày.
Trao đổi với PV, anh Trung Sơn một nhân viên có trụ sở nằm trên đoạn đường này cho biết: "Đoạn đường này, được thi công gần 3 năm nay nhưng mãi vẫn chưa xong. Mấy năm rồi, cư mưa lớn nước dâng lên như "sông", hôm nào mưa to đi làm phải lội, lội nước sâu có hôm ướt cả quần.
Mấy ngày hôm nay thời tiết mua phùn, mặt đường lầy lội đi làm bẩn hết quần áo và đồ đạc. Tôi mong các cấp chính quyền sớm triển khai lại đoạn đường này, chứ mấy nữa mà mưa lớn lại bị lội khổ lắm, mưa phùn thì bẩn".
Tương tự, anh Phạm Quốc Khánh (hành nghề shipper) cho biết: "Đây là đoạn đường chính của tôi ngày nào cũng đi qua để giao hàng, mùa mưa thì khổ lắm. như mấy ngày hôm nay, trời Hà Nội mưa phùn khiến đường lầy lội, tôi đi xe qua đây thật "ngao ngán".
Có mấy lần tôi đã ngã ở đây vì xe chở đồ nhiều, hơi cồng kềnh nên đi đường trơn chỉ cần sơ xẩy là ngã ngay. Tôi cũng muốn các cấp chính quyền sớm hoàn thiện đoạn đường này, để mọi người đi lại cho thuận tiện, an toàn hơn".
Dưới đây là một số hình ảnh PV Gia đình và Xã hội ghi nhận trên con đường “khổ ải" này:
Đoạn đường này được Công ty Thành An thi công vào cuối năm 2020, đầu năm 2021.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thi công, đơn vị này bỗng dưng làm cầm chừng, kéo dài đến nay năm 2023 vẫn “nằm im bất động".
Thực trạng hiện nay tại con đường vô cùng lầy lội, mưa lớn ngập thành "sông". Biển thông báo, biện cảnh báo công trình cũng không được nhà thầu đặt.
Những ngày này, Hà Nội mưa, nồm khiến con đường như "ruộng mới cày".
Nhiều phương tiện ô tô gầm thấp đi quan đoạn này không cẩn thận sẽ sập gầm. Phương tiện di chuyển khó khăn.
Đoạn đầu ngõ số 8 Tôn Thất Thuyết được nhà thầu đào lên thành hố rộng, sâu nhưung không có dây hay biển cảnh báo.
Vật liệu xây dựng đã qua sử dụng chất ngay vỉa hè và bao quanh một cống nước.
Vật liệu xây dựng tràn lan trên vỉa hè, loại đá lát đã bong, gãy đôi.
Một ống công đặt giữa đường và trở thành nơi để rác.
Có đoạn nắp cống không che đậy, hoặc trước kia che đậy nhưng lau ngày dây và sắt đã hư hỏng.
Đặc biệt hơn, đoạn giữa có một cống thoát nước không được che đậy, dây cảnh báo chưa có cực kỳ nguy hiểm.
Hố ga không nắp hiên ngang giữa đường.
Lán chỉ huy luôn trong tình trạng đóng cửa.