Mới đây chị L.T.L. (trú tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được một người có giọng nữ gọi điện thoại đến và tự xưng là cán bộ Công an để tư vấn Luật Giao thông đường bộ. Người tự xưng Công an nói mỗi công dân tham gia giao thông được cấp 12 điểm, sẽ có cán bộ của phòng kỹ thuật gọi điện hướng dẫn cài đặt để tích hợp 12 điểm vào dịch vụ công.
Sau khi người phụ nữ tắt máy, khoảng 15 phút sau, số điện thoại 0818050180 gọi đến số điện thoại của chị L. giới thiệu cài đặt dịch vụ công để thực hiện luật giao thông mới. Mặc dù chị cảnh giác nói bản thân đã cài đặt dịch vụ công và nghi ngờ lừa đảo nhưng đối tượng trấn an chị L. nếu lừa đảo sẽ yêu cầu chị cung cấp thông tin nhưng ở đây chỉ hướng dẫn cài đặt dịch vụ và yêu cầu chị kết bạn qua Zalo để được hướng dẫn.
Điểm giấy phép lái xe được tự động tích hợp khi cài đặt dịch vụ công mức độ 2 (ảnh chụp trên ứng dụng Dịch vụ công).
Chị L. cài đặt dịch vụ, các đối tượng yêu cầu chị nhập các thông tin giấy tờ cá nhân, chụp hình thẻ ngân hàng mặt trước, mặt sau. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn, tài khoản của chị L. lập tức bị trừ mất số tiền 7.910.000 đồng.
Để nâng cao cảnh giác, phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo, không cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân cho bất kỳ ai thông qua điện thoại, mạng xã hội.
Điểm giấy phép lái xe sẽ được tự động tích hợp khi cài đặt dịch vụ công mức độ 2 đối với người có giấy phép lái xe. Cơ quan chức năng không yêu cầu người dân phải cài đặt bất kỳ dịch vụ nào để được tích hợp điểm.
GĐXH - Ngày 28/1, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 39 người trong đường dây lừa đảo giả công an về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan này tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh đấu tranh mở rộng vụ án.