Chiều 5/4, lãnh đạo Công an TX Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) xác nhận, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một chủ cửa hàng bị lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua việc đặt tiệc và nhờ mua rượu.

Theo đơn trình báo của bà T.T.T.H. (chủ một nhà hàng ở phường Thủy Dương, TX Hương Thủy), trước đó, bà nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 03590917xx gọi đặt ăn vào lúc 18h với số lượng khách đặt ăn khoảng 35-40 người với suất ăn 400.000 người/suất ăn, chưa kể nước uống với tổng giá trị khoảng 16 triệu đồng.

Sau đó, người này đã điện thoại lại báo bà H. mua cho khách loại rượu có nhãn hiệu là Chateau Armaichal và Lé Bécases. Tuy nhiên, sau khi tìm mua trên thị trường không có, bà H. đã điện lại báo cho khách.

lua-dao-dat-tiec-16806795527421929475090.jpg

Ảnh minh hoạ.

Tiếp đó, người này nhắn cho bà H. số điện thoại người cung cấp loại rượu trên với số điện thoại là 03820783xx để đặt mua. Bà H. liên lạc theo số điện thoại này thì họ yêu cầu chuyển hơn 4,3 triệu đồng. Bà H. sau đó điện thoại lại cho khách, đề nghị chuyển tiền để trả tiền rượu.

Khách gửi qua zalo cho bà H. hình ảnh đã chuyển tiền tạm ứng là 15 triệu đồng và thông báo đã chuyển thành công. Bà H. dò trên tài khoản không có nên điện thoại lại cho khách. Lúc này, người gọi điện đặt tiệc bảo rằng, do hôm đó là ngày thứ bảy nên việc chuyển khoản dễ bị trục trặc, tiền đến chậm.

Do chủ quán tin tưởng hình ảnh khách gửi, bà H. đã chuyển hơn 4,3 triệu đồng cho người bán rượu. Đến giờ đặt tiệc, rượu vẫn chưa đưa đến nên bà H gọi điện hỏi thì số điện thoại không liên lạc được. Bà H. gọi điện cho khách đặt tiệc cũng không liên lạc được. Nhà hàng S.H đã chuẩn bị các món ăn nhưng hàng chục khách VIP vẫn không đến. Lúc này, bà H. mới biết mình đã bị lừa.

Hay như trường hợp nhà hàng T.T.C.H (địa chỉ ở đường Lê Quang Đạo, TP Huế) cũng vừa có đối tượng gọi đặt tiệc cho 50 khách VIP. Đối tượng cho rằng, đây là đoàn khách VIP nên phải trang trí lộng lẫy và phải có 1 loại rượu theo yêu cầu. Số tiền mua rượu theo nhãn hiệu đối tượng yêu cầu lên đến 30 triệu đồng nên quản lý nhà hàng yêu cầu người đặt tiệc chuyển tiền để họ mua rượu.

  • Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới nhằm vào học sinhĐỌC NGAY

Lúc này, đối tượng gửi chứng từ đã chuyển khoản thành công cũng như gửi thông báo là đã trừ số dư. Không ngờ, một người thân của nhà hàng phát hiện đây là lệnh giả và người đặt tiệc có dấu hiệu lừa đảo. Đến giờ vào tiệc nhưng đoàn khách VIP 50 người vẫn không đến nhà hàng để ăn uống.

Liên quan vấn đề này, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Công an 9 huyện, thị, thành phố phát đi thông báo cảnh báo đến các chủ hàng, quán ăn về thủ đoạn lừa đảo nói trên.

Theo cơ quan công an, các đối tượng này xây dựng kịch bản lừa đảo rất tinh vi, thông tin đưa ra rất logic và thuyết phục. Các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, zalo liên tục gọi điện, nhắn tin thúc giục làm cho bị hại rơi vào trạng thái tâm lý bị dồn ép và làm theo kịch bản của chúng giăng ra. Các đối tượng này còn làm giả thông tin lệnh chuyển tiền thành công để bị hại tin tưởng. Do đó, các cơ sở kinh doanh ăn uống cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo này, nhất là những yêu cầu đặt tiệc qua mạng viễn thông, mạng xã hội.

avatar1680246429729-16802464301391320435026-0-60-315-564-crop-1680246491019957969769.jpgChuyên gia chỉ cách nhận diện lừa đảo bằng video và giọng nói của người quen

Video giọng nói và gương mặt của người quen, nhưng nội dung lại hoàn toàn giả mạo chính là chiêu thức mà kẻ gian sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Công an cảnh báo nhận diện tiền giả polymer mới như thế nào

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022