avatar1657790570117-16577905705351561730467.jpgNhiều người tử vong do sét đánh, điều tuyệt đối tránh khi gặp dông sét

Thời gian qua, nhiều trường hợp sét đánh xảy ra tại Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nội, gây ra những cái chết thương tâm. Chuyên gia khuyến cáo cách bảo vệ bản thân khi gặp dông sét.

Con đường từ Đông Trường Sơn dẫn vào làng Long Vót, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, như một mê cung uốn lượn, đoạn có đường đi, nhưng có điểm chỉ là lối mòn vừa đủ một người lách qua. Làng Long Vót mới hiện ra là những tấm lều bạt được căng tạm bên mép rừng…

Ám ảnh đường vào Long Vót

Trưa một ngày đầu tháng 12, chúng tôi theo chân cán bộ xã Sơn Long vào làng Long Vót. Dù đã “lên dây cót” từ đầu, thực sự con đường vào làng là một trải nghiệm rất lớn với chúng tôi, những người lần đầu với hành trình vừa leo đèo, trèo núi vừa… ngắm dông sét.

Từ đường Đông Trường Sơn, men theo con đường bê tông dựng đứng về làng Long Vót một bên giáp với tỉnh Kon Tum, một bên giáp với vực sâu. Hơn 40 phút vượt ải đầu tiên, chúng tôi chạm trán con đường đất rộng tầm sải tay lu lấp cây dại. Từ đây, hành trình vào làng mới thực sự “đủ nhiệt” khi phải leo qua một ngọn đồi cao.

song-bia-rung-1-16701275319191071478958.jpg

Những xóm nhà tạm bợ của người làng Long Vót chạy trốn dông sét.

Thấy chúng tôi thở dốc, anh cán bộ xã Sơn Long nói rằng để về Long Vót còn phải đi thêm chặng đường như vậy nữa. Biết là mệt nhưng phải tranh thủ đi và còn rời làng trước 12h. Vào muộn, ra muộn trời nổi dông sẽ không an toàn.

Cứ thế, chúng tôi men theo con đường mòn rộng chưa đầy sải tay lu lấp cây dại phủ kín. Những mệt nhọc cũng dần nhường chỗ cho niềm vui khi làng Long Vót hiện ra, một xóm nhỏ đủ màu sắc sặc sỡ ngay bên dưới chân một ngọn núi được dựng lên bởi những tấm bạt, những phên tre và cả những tấm lá rừng che tạm.

Dù vậy, để vào làng chúng tôi phải đi qua hai con suối bằng cây cầu treo đung đưa như rặng rụng. Anh cán bộ xã cho biết cây cầu được bà con ở làng và thanh niên địa phương dựng lên hồi tháng trước để không bị mưa lũ chia cắt.

Làng tạm bợ giữa non cao

Dù đã tháo chạy khỏi làng cũ nhiều ngày, trên khuôn mặt người dân làng Long Vót vẫn còn hiện lên nỗi sợ hãi. Bởi với họ, những gì xảy ra do dông sét luôn là nỗi ám ảnh. Thậm chí, nhiều người đến giờ khi trời nổi dông là họ lao vào trong lều ngồi co ro.

Vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi thoát khỏi cú giáng chát chúa từ một trận dông sét, ông Đinh Văn Đôn bảo đã gần 70 mùa lúa rẫy, chưa khi nào ông và các thành viên trong gia đình lại hốt hoảng như vừa qua khi dông sét liên tục giáng xuống cụm dân cư của làng làm nhiều gà, vịt, trâu bò chết. Thậm chí, một số người dân cũng bị sét đánh làm choáng váng.

song-bia-rung-2-16701275319951445336745.jpg

Một túp lều tạm bợ của người làng Long Vót tại nơi trú ngụ tạm thời.

Ngồi trong túp lều bạt được dựng tạm bên triền núi, ông Đôn cho biết, hồi trước trời có dông sét nhưng không “đánh” vào làng ác liệt như vừa qua. Năm ngoái trời dông kèm theo sét đánh hai con bò ngã khụy, năm nay thì đánh muốn sập cả nhà, ngày nào cũng dông sét ầm ầm. Cháu nội và con dâu ông Đôn cũng bị sét đánh ngất xỉu ngoài sân và may mắn người dân phát hiện đưa vào nhà cứu chữa.

“Thực sự quá lo sợ nên tôi và các thành viên trong nhà quyết định dỡ nhà rời làng tìm đến đây ở. Tôi không thể yên tâm sinh sống ở ngôi làng cũ khi dông sét liên tục đe doạ tính mạng. Thà chấp nhận khó khăn khi ở trong lều tạm nhưng an toàn tính mạng chứ ở làng cũ quá nguy hiểm”, ông Đôn nói.

Sau nhiều ngày lưỡng lự, cuối cùng anh Đinh Văn Đào cùng vợ và các con cũng quyết định “tháo chạy” khỏi làng cũ để đến đây dựng nhà mới sinh sống. Vợ anh Đào từng bị sét đánh trúng ngất xỉu nhưng may mắn thoát chết nên dông sét luôn là nỗi ám ảnh đối với gia đình.

“Vợ con mình đợt rồi bị sét đánh, rồi cả xóm ai cũng sợ nên không thể ở bên kia nữa, tôi đưa vợ con qua đây dựng nhà tạm để ở. Tạm thời ở vậy, rồi tìm đất có vị trí tốt sẽ dựng nhà. Ở bên kia đất màu mỡ nhưng dông sét ghê quá không dám ở”, anh Đào nói.

Hơn chục túp lều tạm bợ mọc lên dưới chân núi không điện chiếu sáng, không nước sạch, không đường giao thông… nhưng 73 nhân khẩu ở Long Vót lại bảo rằng từ ngày rời làng cũ qua đây sống tạm họ thấy an tâm hơn và không còn thường nhật nỗi lo như ở làng cũ.

Mong sớm xây dựng khu tái định cư

Cuộc tháo chạy của 73 con người ở Long Vót để trốn dông sét và trốn vùng đất họ từng trú ngụ cả đời để đến khu đất mới ngay bên nách thôn Mang Nách, xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, xây dựng nhà ở hoặc che lều ở tạm để tránh dông sét. Không một ai còn dám trụ lại sinh sống ở ngôi làng cũ dẫu nơi đấy đã in hằn vào tâm trí từng người.

song-bia-rung-3-16701275320061836971254.jpg

Bộ khung một căn nhà được dựng lên ở làng mới.

Anh Đinh Văn Bền vừa dựng xong căn nhà tạm đủ che mưa che chắn bảo, đi đến đây dựng nhà rất tốn kém và không có ruộng để trồng lúa, rẫy để trồng keo. Ở đó hơn 20 năm rồi nhưng giờ sét đánh liên tục khiến ai cũng sợ nên bà con phải đi thôi.

“Giờ đến nơi ở mới tạm thời không phải lo dông sét nữa. Về lâu dài mong nhà nước kéo điện, kéo nước sạch để bà con ổn định cuộc sống”, anh Bền kiến nghị.

Theo Chủ tịch UBND xã Sơn Long Đỗ Thanh Vượt, sau khi tiếp nhận phản ảnh của người dân, xã lập đoàn đi kiểm tra thực tế và nhận thấy dông sét ở đây xảy ra thường xuyên và bất thường. Bình quân dông sét xảy ra khoảng 15 lần/năm, đe doạ trực tiếp tới tính mạng của người dân.

Hiện, 73 nhân khẩu của làng Long Vót đã di dời khỏi làng cũ đến nơi ở tạm, xã cũng đã có những hỗ trợ bước đầu, song về lâu dài thì rất khó vì ở đây không có điện, thiếu nước sinh hoạt và đường giao thông đi lại cách trở.

Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Đinh Trường Giang cho biết để ổn định đời sống cho người dân, địa phương dự kiến sẽ đầu tư một khu tái định cư để bố trí người dân vào ở. Tuy nhiên, nguồn lực của huyện hạn hẹp nên đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ.

avatar1638935645315-16389356462631070532713.jpgBố thần kinh, mẹ bỏ đi biệt tích, hai đứa trẻ sống ở bìa rừng ăn hoa chuối thay cơm

Hai em bé, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi tự dựa vào nhau mà sống như cỏ cây. Cô chị chăm lo cho mình, cho em và chăm cho cả bố.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022