Những ai còn thắc mắc thì đúng, anh ấy vẫn còn làm phim đấy. Bộ phim Man Down của Shia LaBeouf, ra mắt tại Anh vừa rồi ghi nhận doanh thu là 7 bảng Anh. Không phải 7 triệu bảng. Cũng thậm chí không phải là 700 bảng, mà là vỏn vẹn 7 bảng Anh tức là chưa tới 200 ngàn đồng. So với doanh thu trên 700 triệu bảng Anh của Beauty and the Beast mới đây thì đúng là câu "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra" quá không sai chút nào. 

Tính trung bình một vé xem phim dành cho người lớn hạng thường tại các rạp chiếu ngoài London đã là trên 12 bảng Anh, thì tức là suy ra đây có lẽ là một đứa trẻ bằng cách nào đó đã mua vé ưu đãi vào rạp xem một mình. Mặc dù thực tế là Man Down chỉ được chiếu tại đúng một rạp ở Burnley trước khi được phát hành rộng rãi hơn một chút, thì con số 7 bảng Anh đúng là một trò đùa với toàn bộ ê-kíp làm phim. Riêng với bản thân LaBeouf, chắc có lẽ anh đã quá quen với mọi sự quái dị xảy đến với cuộc đời mình rồi.

4928-1491406290381.jpg

Nếu nói đây là bộ phim số nhọ nhất lịch sử chiếu bóng thì cũng không hẳn, vì một phim của Ba Lan là My Nikifor được chiếu năm 2004 cũng thu về vỏn vẹn 7 bảng Anh trong tuần công chiếu đầu tiên. LaBeouf cũng không có gì phải ngại, anh chẳng phải là gương mặt Hollywood duy nhất có phim thua "sấp mặt" khi ra mắt tại các phòng vé Anh quốc:

Run for Your Wife (2013): 602 bảng Anh

rfyw-uk-quad-2-1491406485348.jpg

Bộ phim mở màn bằng vai diễn khách mời của Rolf Harris và kết thúc trong tuyệt vọng tại các phòng vé. Một kịch bản tẻ nhạt, dàn diễn viên ác mộng và phần nhạc phim giống như được ghi bởi một tên tâm thần, Run for Your Wife có doanh thu tuần đầu là 602 bảng Anh. Số ít khán giả bỏ tiền ra xem chắc cũng chẳng vui vẻ gì khi phải chịu đựng một bộ phim như thế.

Dark Tide (2012): 90 bảng Anh

maxresdefault-1491406524811.jpg

Đây là một bộ phim tồi của Hale Berry. Không phải cái kiểu thảm họa như cái đợt cô mặc trang phục siêu anh hùng, hoặc giết người vô tội vạ khi theo đuổi một vụ bắt cóc trẻ con. Dark Tide tồi tệ theo một kiểu khác, một kiểu không thể cứu vãn mà diễn xuất của Hale Berry chịu trách nhiệm một phần không nhỏ.  

Motherhood (2010): 88 bảng Anh

182004-full-1491406543964.jpg

Kinh phí của Motherhood là 5 triệu đô la, nhưng khi ra mắt tại Anh nó chỉ thu về chưa tới 100 bảng Anh. Điều đó khiến nhà bình phim Barry Norman phải kêu lên: "Chúa ơi, tôi chưa từng thấy chuyện gì như thế này". Ngay cả khi có sự góp mặt của Uma Thurman – lúc đó dù danh tiếng đã phai nhạt phần nào nhưng vẫn là một ngôi sao Hollywood  - thì Motherhood vẫn không thoát khỏi cảnh ế chỏng ế chơ ế đến ruồi bâu kiến bậu. Kịch bản tồi, thiếu sự đầu tư quảng bá, nhà phát hành không tự tin… tất cả đã làm nên một "vết nhọ" trong sự nghiệp của Thurman.

The Colony (2016): 47 bảng Anh

cj9bz6iw0aah9hl-jpg-large-1491406608657.

Ai muốn xem Emma Watson trở thành một phụ nữ Đức chống lại một tu sĩ vào năm 1973 giơ tay? Không à? Vậy nếu tôi bảo Emma Watson vẫn cứ nói giọng Anh quốc trong phim thì sao? Vẫn không? Thế nếu tôi bảo tờ Empire dành ra hẳn một bài viết chỉ để nói rằng cả bộ phim là một sai lầm kì quặc như một trò đùa với lịch sử thì có ai muốn xem không? Thôi đừng bận tâm. Thực tế là năm ngoái phim được chiếu đều đều hằng ngày tại các rạp ở Hull, Widnes và Burnley mà cũng có ai đi xem đâu.

The Chumscrubber (2005): 36 bảng Anh

379893-full-1491406629417.jpg

Hãy nhìn vào kinh phí làm phim: 10 triệu đô la. Giờ nhìn vào dàn diễn viên: Ralph Fiennes, Glenn Close, Jamie Bell và Allison Janney. Không ai rõ tại sao phim lại "xịt" đến mức thảm thương như thế, có lẽ người Anh không có tâm trạng xem phim tự tử vào dịp cuối tuần hoặc người ta không đánh vần được tên phim chẳng hạn. Nói chung là chẳng ai nhớ là có cái phim này từng tồn tại.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022