ve-1-7713-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0HI_gizfDmuWdBd9DK7F2Q

Bức nam, nữ ca múa, chơi nhạc, được đặt tên là "Nhạc vũ đồ". Theo The Paper ngày 23/3, sau 10 năm khôi phục, Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây lần đầu triển lãm các tranh tường ở khu mộ Hàn Hưu (673-740), tể tướng thời vua Đường Huyền Tông. Khu mộ được phát hiện năm 2010, khi cơ quan chức năng Trung Quốc phá được đường dây đạo mộ, từ đó tìm được manh mối tới bích họa. Năm 2013, giới khảo cổ hoàn tất tháo dỡ các bức tường và đưa đến bảo tàng để bảo tồn và khôi phục.

bich-hoa-o-mo-te-tuong-thoi-duong-1711353788.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BHVYzrZk78KcAY6ai7ltrw
Bích họa ở mộ tể tướng thời Đường

Tranh động "Nhạc vũ đồ". Video: Shaanxi History Museum

mo6-jpeg-2947-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IerOA9_lTVEXywNvSPClUA

Một phần của "Nhạc vũ đồ". Chủ đề ở loạt bức bích họa phong phú, gồm Chu Tước (linh vật hình chim muông, màu đỏ); Huyền Vũ (còn gọi là Chân Võ đại đế) - vị thần quan trọng của Đạo giáo; sơn thủy. Trần mộ là bích họa chủ đề mặt trăng, mặt trời và các ngôi sao.

ve2-8756-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3WUc_kBipmehHHEc09l1Xw

Nguyên vẹn nhất là tấm khắc họa phong cảnh - bức bích họa chủ đề sơn thủy lâu đời nhất từng được phát hiện ở Trung Quốc, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử mỹ thuật.

ve7-5757-1711350413.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BQG5_Rn53gyiA2ZC2NcVkg

Bức vẽ các cao nhân, đạo sĩ.

tranh-2624-1711353845.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5bIrTKNAMYIs_Hw2cdKb4g

Giới nghiên cứu chưa xác định được danh tính người vẽ bích họa. Hàn Hưu khởi đầu sự nghiệp bằng chức quan nhỏ, con đường thăng tiến thuận lợi. Theo sử sách, ông làm quan thanh liêm, trung thực, dám nói thẳng trước mặt hoàng đế. Cùng được mai táng với Hàn Hưu là phu nhân, họ Liễu. Con trai của đôi vợ chồng - Hàn Hoàng - cũng là nhân vật lịch sử nổi tiếng. Hàn Hoàng làm tể tướng dưới thời vua Đường Đức Tông. Ông còn là tác giả của "Ngũ ngưu đồ", tranh được công nhận là một trong 10 bức họa cổ vĩ đại nhất Trung Quốc.

ve9-3101-1711350414.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mEmF_qQ038NOmkLXuxgkrw

Bức miêu tả vị thần trong Đạo giáo.

ve3-5075-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M5Dc0ohNZB_Qqbjqf11e6w

Gian phòng chính của ngôi mộ.

mo-2986-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iWQ_bzn0WSUi7rGHGQ4VWA

Chuyên gia khảo cổ tháo gỡ tường để mang đến nơi bảo tồn, tu sửa, hơn 10 năm trước.

mo2-jpeg-6818-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YC8Tc9ThiwZwZimQSf8lSg

Đường hầm trong khu mộ.

mo3-jpeg-1713-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Wo60gTWjhaHIT_EOqmyKCw

Di tích gồm các phần giếng trời, lối đi, nơi chôn cất. Tất cả vị trí đều có bích họa.

mo4-jpeg-1726-1711350413.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=abuTCDPX9Vobr1XfTgncbg

Xung quanh còn có mộ của gia tộc các đại thần khác ở thời Đường.

Nghinh Xuân Ảnh: The Paper, CCTV

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022