Cho đến nay, cái từ "Ngang" vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các "hàng" khác. Ví dụ như câu ca "Hà Nội ba mươi sáu phố phường/ Hàng Mật, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh".

Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố "Đình Ngang", vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành, qua cửa phía Tây Nam. Ở đây có một cái đình được dựng ngang đường cho đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại.

Lập luận ấy gợi cho ta cách gọi tên phố Hàng Ngang khi xem tấm ảnh được chụp vào năm 1884. Đó là một con đường mà ở đầu và cuối phố đều có cửa chắn ngang để khi đêm xuống cửa sẽ được đóng lại, có người canh gác, có đèn đuốc thắp sáng để bảo đảm an ninh. Vào thời đó, chắc nhiều phố khác cũng có, ví như phố Hàng Chiếu, nhưng các rào chắn và cửa ngõ có vẻ sơ sài bằng cây gỗ hoặc tre mà thôi, dấu ấn của các cổng làng thời Hà Nội còn các phường hội gắn với các làng nghề.

Cổng phố Hàng Ngang qua tranh vẽ theo ảnh chụp

Nếu biết đến tên phố của người Tây về Hàng Ngang thì ta sẽ có thêm lời giải thích rõ hơn. Bản đồ của người Pháp đặt tên cho phố này là "Rue des Cantonnais" (hoặc Rue de Canton), tức là phố của dân Quảng Đông (Trung Quốc).

Đọc các thư tịch cổ Việt Nam thì biết rằng từ thời Lê, chính quyền đã cho phép người Trung Hoa từ phương Bắc di cư đến làm ăn ở Thăng Long. Cũng theo tập quán vốn có, họ cụm lại ở một khu vực mà ta có thể thấy ngay cái thế chân kiềng của phố Hàng Ngang, đoạn giáp phố Hàng Đường, thì có cái ngã tư một phía là Hàng Buồm có hội quán của người Quảng Đông và phía đối diện là hội quán của người Phúc Kiến, nên có thời nó cũng từng mang tên gọi là phố Phúc Kiến (hiện nay là phố Lãn Ông).

Hàng Ngang nằm trên trục đường phố quan trọng nhất của Thăng Long xưa, đến thời Nguyễn, sách Đại Nam nhất thống chí vẫn gọi tên phố là Việt Đông. Có lẽ vì thế nên chỉ có những người Hoa khá giả mới mở cửa hàng, cửa hiệu tại phố này. Về sau, không chỉ người Hoa, mà cả người Việt, người Ấn (dân vùng Bombay sang mở cửa hàng vải) cũng có mặt tại đây.

Ngôi nhà số 48 ở phố này của một gia đình danh giá là ông bà Trịnh Văn Bô, không chỉ vì giàu có tiền của, mà còn giàu lòng yêu nước. Ngôi nhà ấy, năm 1945, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cư ngụ trong thời gian viết bản Tuyên ngôn Độc lập.

hangngang2-1673248800693106234182.jpg

Đường phố Hàng Ngang của Hoa Kiều

hangngang3-16732488007962073000691.jpg

Ảnh chụp Hàng Ngang 1896 khi chưa có xe điện

hangngang5-1673248800781588140028.jpg

Đền Lưu Phương góc Hàng Ngang và Hàng Bạc

hangngang6-16732488007334336506.jpg

Đền Lưu Phương trên gác hai một ngôi nhà phố Hàng Ngang

hangngang7-1673248800746795536676.jpg

Tàu điện lưu thông trên phố Hàng Ngang

hangngang8-1673248800760386286760.jpg

Cư dân người Quảng Đông trên phố Hàng Ngang xưa

hangngang9-1673248800723726950481.jpg

Phố Hàng Ngang những năm 1920

hangngang10-16732488007071578382382.jpg

Phố Hàng Ngang nhìn từ Hàng Đường

hangngang11-1673248800681101120805.jpg

Phố Hàng Ngang nhìn từ Hàng Đường

hangngang12-1673248800631975765568.png

Một đám ma trên Phố Hàng Ngang

hangngang13-1673248800669468816215.jpg

Hàng Ngang nhìn về chợ Đồng Xuân

hangngang14-16732488006131726121419.jpg

Các cửa hàng trên phố Hàng Ngang

hangngang15-16732488005861265553900.jpg

Ngã tư Hàng Ngang - Hàng Đường và Phúc Kiến - Hàng Buồm

hangngang16-1673248800568550573344.png

Học sinh người Hoa trên phố Hàng Ngang đón quân ta về tiếp quản Thủ đô

hangngang17-16732488005221103439348.png

Ngày tiếp quản Thủ đô 10-10-1954, quân ta về qua phố Hàng Ngang

hangngang18-16732488004532130932354.jpg

Phố Hàng Ngang sau ngày Mỹ chấm dứt ném bom niền Bắc 1973

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: Giỗ Đức Thánh Trần, từ truyền thống đến chính thống

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022